Tại sao phải quy y?

      Khi chúng ta nói rằng sự thực hành giáo lý Đức Phật bắt đầu với việc quy y, lập tức có một câu hỏi quan trọng khởi lên, đó là “Tại sao chúng ta cần một nơi để quy y?” Một nơi để quy y có thể là một người, một nơi, hay một vật có thể che chở cho ta khỏi nguy hiểm và tổn hại. Do đó, khi chúng ta bắt đầu tu tập với việc quy y, có nghĩa là tu tập sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm và tổn hại. Câu hỏi ban đầu của chúng ta “Tại sao cần một nơi để quy y có thể chuyển sang một câu hỏi khác “Những nguy hiểm và tổn hại mà chúng ta cần được che chở ấy là gì?” Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chính mình, chúng ta có thể không thấy được những nguy hiểm sắp xảy ra cho bản thân mình. Công việc ổn định, sức khỏe tráng kiện, gia đình hỗ trợ đắc lực, niềm vui đầy đủ. Với tất cả những thứ hiện có, ta tưởng rằng mình có đầy đủ mọi thứ để đảm bảo cuộc sống an vui. Trong trường hợp như thế, quy y hoàn toàn trở nên thừa thãi và vô dụng.

Quy y

      Giáo lý Đức Phật có thể coi như một ngôi nhà có nền, lầu gác, cầu thang và mái che. Giống bất kỳ mọi ngôi nhà khác, ngôi nhà giáo pháp cũng có cửa và muốn đi vào bên trong ngôi nhà ấy, chúng ta cần phải bước qua cánh cửa này. Cánh cửa để đi vào ngôi nhà Phật pháp là quy y Tam bảo – đó là nương tựa vào Đức Phật, bậc đạo sư toàn giác, nương tựa vào Chánh pháp do Ngài thuyết giảng và nương tựa vào Tăng đoàn, chư đệ tử tu hành thanh tịnh của Ngài.

Đạo sư đích thực

Vị đạo sư đích thực là vị đạo sư có khả năng chỉ cho mình thấy được cái mà mình đi tìm đang nằm trong bản thân của mình...
Một ông thầy giỏi là một ông thầy giúp cho mình thấy được ông thầy trong bản thân mình.
The best teacher is the teacher who can help you find the teacher within yourself.
                                                                                       Thầy Thích Nhất Hạnh

Quy y thọ giới

Lời giới thiệu
Hai bước đầu tiên để trở thành một người cư sĩ Phật tử là quy y Tam bảo và thọ trì năm giới. Bước thứ nhất giúp người đến với Tam bảo và chấp nhận Phật, Pháp và Tăng là những nơi nương tựa tinh thần lý tưởng cho cuộc sống; bước thứ hai là người quay về học Phật quyết định tự đặt mình vào khuôn khổ của giới để đời sống mình phù hợp với lý tưởng ấy. Hai bước này được giải thích rõ ràng, ngắn gọn trong hai phần sau đây. Mặc dù phần trình bày này là nền tảng cho những người mới vào đạo tìm hiểu giáo lý của Đức Phật, những điều được giải thích ở đây cũng bổ ích cho những Phật tử thuần thành, giúp họ hiểu rõ hơn về những điều mình vốn đã quen thuộc và đang hành trì lâu nay, đồng thời là tài liệu tốt cho những người muốn trở thành Phật tử sau này.

Tâm


To let the circumstances dictate one's state of mind is human;
To let the mind dictate the circumstances is sage.
( Pháp sư Thánh Ngiêm)

Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu:
Cảnh chuyển theo tâm là thánh hiền.
(Thích Hải Châu dịch Việt)