Khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta bỏ phía sau tất cả ý niệm về thiền sinh tốt, phương pháp thiền định lý tưởng và những định kiến về kết quả của thiền định. Thực hành thiền đơn giản là sống trong giây phút hiện tại. Chúng ta hoàn toàn cởi mở với những đau khổ và niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta tập sống chân chánh, hòa nhã, và buông xả . Bởi vì chúng ta nhìn những suy nghĩ và cảm xúc của mình với lòng từ bi, chúng ta không còn đấu tranh chống lại bản thân mình nữa. Chúng ta tập nhận ra khi nào tâm ta bị vướng mắc và chúng ta tin rằng chúng ta có thể buông xả. Do đó, những chướng ngại tâm lý do những thói quen và định kiến gây ra bắt đầu được giải toả. Với cách này, trí tuệ mà chúng ta đã từng bị che mờ – sự sáng suốt của tâm bồ-đề – lại trở nên tỏa sáng.
Điểm căn bản trong thực hành theo đạo Phật là gì?
Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā).
Đức “Dũng” trong đạo Phật
Thật
tế ở đời, các cá nhân thường có các điều kiện sống khác nhau, biểu hiện tình
cảm và nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau, hành xử với các quyết tâm, nỗ lực
bất đồng. Ba lãnh vực tâm thức của tình cảm, lý trí và ý chí như là ba
nhân tố cơ bản tổ hợp nên nhân tính, nhân cách của mỗi người qua các thời điểm;
chúng có mối liên hệ mật thiết, cơ hữu với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, mà
không độc lập, tách biệt nhau. Có thể nói rằng tâm thức của mỗi người là sự tổ
hợp của: Tình + Trí (hay ý) + Chí – đức dũng cảm là thuộc hành hoạt của
ý chí - . Vì thế nên Trang Tử đã nói:
“Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mệnh và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân...”
(“Cái Dũng Của Thánh Nhân”, Nguyễn Duy Cần,
NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 11)
Vào thời kỳ chấn hưng Phật giáo cận đại, giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Gia đình Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ sau 1945) đã sinh hoạt với châm ngôn:
Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm (hay gọi là Bi + Trí + Dũng). Đây là nền giáo dục nâng cao phẩm cách con người của Tình + Ý + Chí. Châm ngôn trên nói rõ là: Phật tử mở rộng tình thương, tôn trọng sự sống; Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; và Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường giải thoát khổ đau cho tự thân và cho tha nhân. Cái Dũng của giáo dục tuổi trẻ Việt Nam của Phật giáo là thế. Đấy là ngôn ngữ (Dũng) của thời đại.
“Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mệnh và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân...”
(“Cái Dũng Của Thánh Nhân”, Nguyễn Duy Cần,
NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 11)
Vào thời kỳ chấn hưng Phật giáo cận đại, giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Gia đình Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ sau 1945) đã sinh hoạt với châm ngôn:
Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm (hay gọi là Bi + Trí + Dũng). Đây là nền giáo dục nâng cao phẩm cách con người của Tình + Ý + Chí. Châm ngôn trên nói rõ là: Phật tử mở rộng tình thương, tôn trọng sự sống; Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; và Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường giải thoát khổ đau cho tự thân và cho tha nhân. Cái Dũng của giáo dục tuổi trẻ Việt Nam của Phật giáo là thế. Đấy là ngôn ngữ (Dũng) của thời đại.
Niềm vui tinh tấn
Tinh tấn ba-la-mật nối kết niềm vui. Khi thực hành hạnh ba-la-mật này, chúng ta say mê rèn luyện mà không đặt ra bất cứ mục tiêu nào, giống như một đứa trẻ mới tập đi. Năng lượng kích thích hoan hỷ này không phải là vấn đề vận may. Thực hành tinh tấn đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện tỉnh thức, thương yêu, vượt qua những rào cản và mở rộng tấm lòng. Khi chúng ta học cách thư giãn với tâm vô trụ thì sự nhiệt tình sẽ hiện lên một cách rõ nét.
Kham nhẫn
Sức mạnh của kham nhẫn ba-la-mật là khả năng xua tan lòng sân giận, là cách học yêu thương và chăm sóc bất cứ những gì chúng ta gặp trên con đường ta đi. Kham nhẫn không có nghĩa là bấm bụng chịu đựng. Trong bất cứ tình huống nào trong cuộc sống, thay vì phản ứng lại ngay lập tức, chúng ta nên nghiền ngẫm suy nghĩ, cảm nhận nó, xem nó là gì, và mở lòng mình để hiểu cái gì đang xảy ra. Đối nghịch với tính kham nhẫn là tính kích động – sự khao khát muốn bay nhảy, muốn đối đầu với cuộc sống này, cố gắng lấp đầy các khoảng trống. Cuộc hành trình kham nhẫn là hành trình buông xả, mở lòng với tất cả những gì đang diễn ra, và trải nghiệm.
Kỷ luật
Làm tiêu tan những nguyên nhân của việc gây hấn tức là đã tạo nên kỷ luật, nghiêm khắc mà nhẹ nhàng. Không có kỷ luật ba-la-mật, chúng ta hoàn toàn không có sự hỗ trợ cần thiết để tiến bộ. Ở một mức độ xa hơn, chúng ta có thể nghĩ rằng kỷ luật như là một thiết chế bắt buộc, kiểu như ba mươi phút thiền định hay hai giờ học Phật pháp. Phương pháp thực hành thiền định có lẽ là một ví dụ tốt nhất. Chúng ta ngồi với một tư thế nào đó và trung thành với phương pháp thiền định trong chừng mực có thể. Chúng ta đơn giản là nhẹ nhàng chú ý vào hơi thở, và ghi nhận những ký ức, những sự kiện và những nỗi buồn chán. Quá trình lặp đi lặp lại đơn giản này giống như đón mời những chất liệu sống căn bản vào trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta làm theo những chỉ dẫn thiền định đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua.
Rộng lượng
Điểm cốt lõi của tâm rộng lượng là buông xả. Sự đau khổ luôn luôn là biểu hiện chấp giữ vào một điều gì đó, thường thường là chấp giữ vào chính bản thân mình. Khi chúng ta cảm thấy bất hạnh, khi chúng ta cảm thấy không xứng đáng, khi chúng ta trở nên bủn xỉn keo kiệt, chúng ta giữ chặt lấy tâm lý đó. Lòng khoan dung độ lượng là một hoạt động giúp chúng ta thoải mái. Bằng việc biếu tặng bất cứ cái gì chúng ta có thể – một đô-la, một nhành hoa, một lời động viên – đó là chúng ta đang rèn luyện buông xả.
Subscribe to:
Posts (Atom)