Trí tuệ sáng suốt (Prajna) là trí tuệ có thể mổ xẻ những đau khổ do tâm lý tìm cách bảo vệ cái tôi của mình gây ra. Prajna giúp ta thấy rằng dùng những hành động của mình để bảo vệ cho mình được an toàn là điều không thể được. Prajna biến mọi hành động thành kim cương. Năm hoạt động siêu việt kia: độ lượng, kỷ luật, tinh tấn, kham nhẫn, và thiền định còn có thể cho chúng ta chỗ để trú vào, nhưng Prajna thì cắt đứt tất cả mọi thứ. Prajna làm chúng ta không còn nương tựa vào bất cứ điều gì, giúp chúng ta không trụ vào đâu cả. Do đó, cuối cùng chúng ta có thể buông xả.
Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy khát khao mãnh liệt đối với những thói quen cũ của mình. Khi chúng ta thực hành rộng lượng, chúng ta cảm thấy mình có tâm lý tiếc nuối nắm giữ. Thực hành kỷ luật, chúng ta cảm thấy mình có tâm lý tiếc nuối tự do và không muốn liên quan gì cả. Khi chúng ta thực hành kham nhẫn, chúng ta nhận ra tâm lý dục tốc. Khi chúng ta thực hành tinh tấn, chúng ta nhận ra sự lười biếng của bản thân. Với thiền định, chúng ta hiểu được tâm lan man vô tận của mình, sự bồn chồn của mình, và thái độ “luôn luôn lo lắng”.
Nhờ trí tuệ ba-la-mật, năm hạnh ba-la-mật kia trở thành phương tiện giúp chúng ta buông xả phòng hộ. Mỗi lần chúng ta cho đi, mỗi lần chúng ta thực hành kỷ luật, kham nhẫn, hoặc tinh tấn, là mỗi lần chúng ta quẳng gánh âu lo xuống. Nền tảng của trí tuệ là tỉnh thức, là sự quán chiếu thường trực kinh nghiệm của mình. Chúng ta tìm hiểu mà không có ý định tìm ra một giải pháp triệt để nào. Chúng ta nuôi dưỡng cái tâm sẵn sàng học hỏi, không hài lòng với những quan niệm còn giới hạn và thành kiến. Với sự linh hoạt của trí tuệ prajna, chúng ta thực hành các hạnh ba-la-mật khác, chuyển từ thiển cận đến sự linh hoạt và vô uý.
Pema Chodron
Thủy-Dung dịch
Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy khát khao mãnh liệt đối với những thói quen cũ của mình. Khi chúng ta thực hành rộng lượng, chúng ta cảm thấy mình có tâm lý tiếc nuối nắm giữ. Thực hành kỷ luật, chúng ta cảm thấy mình có tâm lý tiếc nuối tự do và không muốn liên quan gì cả. Khi chúng ta thực hành kham nhẫn, chúng ta nhận ra tâm lý dục tốc. Khi chúng ta thực hành tinh tấn, chúng ta nhận ra sự lười biếng của bản thân. Với thiền định, chúng ta hiểu được tâm lan man vô tận của mình, sự bồn chồn của mình, và thái độ “luôn luôn lo lắng”.
Nhờ trí tuệ ba-la-mật, năm hạnh ba-la-mật kia trở thành phương tiện giúp chúng ta buông xả phòng hộ. Mỗi lần chúng ta cho đi, mỗi lần chúng ta thực hành kỷ luật, kham nhẫn, hoặc tinh tấn, là mỗi lần chúng ta quẳng gánh âu lo xuống. Nền tảng của trí tuệ là tỉnh thức, là sự quán chiếu thường trực kinh nghiệm của mình. Chúng ta tìm hiểu mà không có ý định tìm ra một giải pháp triệt để nào. Chúng ta nuôi dưỡng cái tâm sẵn sàng học hỏi, không hài lòng với những quan niệm còn giới hạn và thành kiến. Với sự linh hoạt của trí tuệ prajna, chúng ta thực hành các hạnh ba-la-mật khác, chuyển từ thiển cận đến sự linh hoạt và vô uý.
Pema Chodron
Thủy-Dung dịch