Có sáu hoạt động truyền thống mà các Bồ-tát đã từng rèn luyện, đó sáu cách để sống từ bi: rộng lượng sẻ chia, giữ gìn nghiêm cẩn giới luật, kham nhẫn chịu đựng, hoan hỷ tinh tấn, thiền định, và trí tuệ vô ngại.
Theo truyền thống thì sáu pháp thực hành đó được gọi là ba-la-mật (paramitas), tiếng Phạn nghĩa là “đi sang bờ bên kia”. Mỗi ba-la-mật là một hoạt động mà chúng ta có thể thực hành để bỏ đi lòng tham, lòng sân, bỏ đi tình trạng tự bó buộc mình, bỏ đi ảo tưởng tách biệt của mình. Mỗi paramita có khả năng làm cho ta buông bỏ được nỗi sợ hãi của mình. Thông qua rèn luyện ba-la-mật chúng ta học cách thích nghi với những bất trắc. Đi sang bờ bên kia để có được trạng thái vô trụ, trạng thái quân bình.
Người ta thường dễ xem các ba-la-mật là những nguyên tắc đạo đức cứng nhắc, như một bộ luật. Nhưng thế giới của các vị bồ-tát dấn thân không đơn giản. Sức mạnh của các hoạt động này không chỉ là những lời răn dạy, mà chúng còn thách thức thói quen phản ứng của chúng ta. Thực hành ba-la-mật là một cách để chúng ta rèn luyện sự khiêm tốn và giữ cho ta lương thiện. Khi chúng ta thực hành sự rộng lượng chia sẻ, chúng ta trở nên nhạy bén với tâm chấp thủ của mình. Thực hành tính kỷ luật không gây hại giúp chúng ta thấy sự nghiêm khắc và lòng khao khát kiểm soát của mình. Thực hành kham nhẫn giúp chúng ta biết sống thong dong với năng lượng của mình và để mọi thứ tự do tiến triển. Thực hành tinh tấn giúp ta bỏ đi thái độ cầu toàn và sống hết mình trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền định là cách rèn luyện cho ta cách quay về với thực tại. Và trí tuệ sáng suốt - nhìn sự vật đúng như nó là - cho ta thấy chìa khóa của sự rèn luyện này, bởi vì không có trí tuệ sáng suốt hay không có tâm bồ-đề vô điều kiện, thì việc thực hành năm hạnh ba-la-mật kia chỉ là ảo tưởng chấp thủ.
Pema Chodron
Người ta thường dễ xem các ba-la-mật là những nguyên tắc đạo đức cứng nhắc, như một bộ luật. Nhưng thế giới của các vị bồ-tát dấn thân không đơn giản. Sức mạnh của các hoạt động này không chỉ là những lời răn dạy, mà chúng còn thách thức thói quen phản ứng của chúng ta. Thực hành ba-la-mật là một cách để chúng ta rèn luyện sự khiêm tốn và giữ cho ta lương thiện. Khi chúng ta thực hành sự rộng lượng chia sẻ, chúng ta trở nên nhạy bén với tâm chấp thủ của mình. Thực hành tính kỷ luật không gây hại giúp chúng ta thấy sự nghiêm khắc và lòng khao khát kiểm soát của mình. Thực hành kham nhẫn giúp chúng ta biết sống thong dong với năng lượng của mình và để mọi thứ tự do tiến triển. Thực hành tinh tấn giúp ta bỏ đi thái độ cầu toàn và sống hết mình trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền định là cách rèn luyện cho ta cách quay về với thực tại. Và trí tuệ sáng suốt - nhìn sự vật đúng như nó là - cho ta thấy chìa khóa của sự rèn luyện này, bởi vì không có trí tuệ sáng suốt hay không có tâm bồ-đề vô điều kiện, thì việc thực hành năm hạnh ba-la-mật kia chỉ là ảo tưởng chấp thủ.
Pema Chodron
Thủy-Dung dịch