3. Những nguy hiểm trong cuộc sống nói chung

A. Phương diện khách quan

Những nguy hiểm chúng ta phải đối đầu thật ra nhiều hơn những gì chúng ta vừa thảo luận. 
Trên cả những tai họa và những bất hạnh trong cuộc sống hiện tại và nguy cơ rơi vào các cảnh giới khổ trong tương lai, còn có nguy hiểm căn bản hơn chi phối toàn bộ cuộc sống, đó là khổ mang tính bản chất của vòng luân hồi. Vòng luân hồi do hữu, sanh, lão tử tạo thành và nó vận hành từ vô thỉ. Tái sanh không chỉ diễn ra một lần mà đưa đến sanh tử liên tục trong các kiếp sống tiếp theo. Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại theo một quy trình tương tự: mỗi kiếp sống đi qua đưa đến già, chết, rồi chết lại đưa đến một cuộc sống mới. Tái sanh có thể vào cảnh giới vui hay khổ, nhưng bất cứ ở đâu, vòng xoay của bánh xe luân hồi không có sự dừng nghỉ dù chỉ trong giây lát. Định luật vô thường bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống của mọi chúng hữu tình; những gì có sanh cuối cùng phải bị hoại diệt. Ngay cả các cõi trời cũng không thoát ra khỏi sự chi phối của định luật này. Khi phước báo cõi trời hết, cuộc sống cũng chấm dứt tại đấy và trở lại tái sanh ở một cảnh giới khác, có thể ở các cõi khổ.

Dưới mắt của người trí, vô thường bao trùm mọi hình thức sống là bản chất của khổ. Không có sự nương tựa hay tin tưởng nào có thể vượt ra khỏi bản chất biến hoại của cuộc sống. Những gì chúng ta tìm cầu và coi đó là tiện nghi, là niềm vui thì thực chất là trá hình của đau khổ; những gì chúng ta nương tựa tìm cầu sự an ổn thì thật sự mang bản chất nguy hiểm. Liệu chúng ta biết nương vào đâu để tìm được nơi che chở an ổn? Tất cả những gì chúng ta muốn nắm giữ đều vuột khỏi tầm tay, vĩnh viễn như thế, chúng phải tan hoại. “thế giới vỡ tan, thế giới vỡ tan, do đó mới gọi là thế giới”.

Tuổi trẻ đưa đến già nua, sức khỏe đưa đến bệnh tật, sống đưa đến chết. Mọi cuộc hội ngộ kết thúc với phân ly, và đau khổ đi theo sau sự phân ly ấy. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề sâu sắc và toàn diện, chúng ta phải nhân lên đến vô biên. Từ vô thỉ, chúng ta đã trôi lăn trong trong vòng sanh tử luân hồi, luẩn quẩn chịu đựng không biết bao lần với sanh, già, bệnh và chết, chia lìa mất mát, thất bại khổ đau. Biết bao lần chúng ta ra vào cảnh giới khổ đau, biết bao kiếp chúng ta đã từng là súc sanh, quỷ đói và chui vào địa ngục đớn đau. Khổ đau, bạo lực, ưu não, sầu bi…cứ thế, cứ thế không biết bao nhiêu lần chúng ta kinh qua các cảm giác này rồi. Đức Phật dạy rằng nước mắt và máu chúng sanh trong vòng luân hồi vô tận này còn nhiều hơn nước ngoài đại dương. Xương chúng sanh chất thành từng đống cao hơn cả dãy Hy mã lạp sơn. Chúng ta đã đối mặt với khổ đau trong vô lượng vô biên kiếp ở quá khứ, và khi những nguyên nhân tạo nên vòng sanh tử luân hồi chưa cắt đứt thì chúng ta đứng trước nguy cơ tiếp tục chịu khổ còn hơn nữa trong vòng luân hồi như thế ở tương lai.

Bhikkhu Bodhi
Ngọc An dịch

2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai (b)

B. Phương diện chủ quan

Không ai khác có thể hộ trì chúng ta khỏi rơi vào các cảnh giới khổ. Điều này chỉ thành tựu được khi tránh những nguyên nhân đưa đến các cảnh giới tái sanh đầy khổ đau . Nguyên nhân dắt dẫn chúng ta tái sanh về một cảnh giới nào đó là do nghiệp, đó là những hành động có tác ý của chúng ta. Nghiệp chia làm hai loại, thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Thiện nghiệp do động cơ vô tham, vô sân và vô si chi phối, ngược lại, bất thiện nghiệp do các động cơ tham, sân và si thúc đẩy. Hai loại nghiệp này đưa đẩy chúng sanh đi tái sanh theo hai hướng: thiện nghiệp đưa chúng sanh tái sanh về các thiện thú, ác nghiệp dắt chúng sanh đến các ác thú.


Chúng ta không thể nào xóa bỏ đi các cảnh giới khổ đau; các cõi này tiếp tục tồn tại vì thế giới tồn tại. Để tránh tái sanh về các cảnh giới này, chúng ta nên quán sát bản thân mình, bằng cách điều phục các hành nghiệp của mình, không tạo các ác nghiệp để khỏi lao mình vào cảnh giới khổ đau. Tuy nhiên, để tránh tạo các ác nghiệp, chúng ta cần sự giúp đỡ với hai lý do chủ yếu.

Thứ nhất, con đường tạo nghiệp mở ra trước mắt chúng ta rất đa dạng và vô số, chúng ta thường không biết ngả nào mà đi. Một số hành động có thể phân biệt thiện, ác dễ dàng nhưng có một số không thể thẩm định được. Chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bối rối khi gặp phải tình huống như vậy. Để có thể chọn lựa đúng, chúng ta cần sự hướng dẫn – những lời hướng dẫn rõ ràng phải từ một người biết giá trị đạo đức của các hành nghiệp và những con đường đưa đến các cảnh giới khác nhau.

Nguyên nhân thứ hai chúng ta cần sự giúp đỡ vì ngay cả khi chúng ta có thể phân biệt được đúng và sai, chúng ta vẫn bị bản năng xúi giục lao vào làm việc quấy ác sai lầm mà bỏ đi việc tốt. Hành động không phải luôn luôn đi theo quyết định sáng suốt của mình. Chúng thường bị động cơ ham muốn thúc đẩy một cách sai lầm mà chúng ta không thể kiềm chế được. Bị thúc đẩy như vậy, chúng ta cứ lao đầu vào làm những việc hại mình, biết vậy mà vẫn cứ phải bó tay nhìn mình hành động ngu xuẩn như thế. Chỉ khi nào có được trí tuệ cao hơn, chúng ta mới có thể làm chủ được tâm mình, kiềm chế các hành động. Điều này đòi hỏi phải có nguyên tắc. Để tiếp thu được những nguyên tắc đúng đắn chúng ta cần sự hướng dẫn của người nào có khả năng hiểu được quá trình vận hành vi tế của tâm và có thể dạy chúng ta cách điều phục những động cơ do bản năng chi phối khiến chúng ta lao vào tạo nghiệp ác hại mình. Bởi vì những hướng dẫn này và người lập ra chúng sẽ cho chúng ta nơi nương tựa để hộ trì các khổ đau và tổn hại trong tương lai, chúng ta nên coi đó là nơi nương tựa thật sự cho chúng ta.

Đây là nguyên nhân thứ hai để chúng ta quy y – cần làm chủ tâm mình, điều phục những hành động xấu để tránh rơi vào các cảnh giới khổ trong tương lai.

Bhikkhu Bodhi
Ngọc An dịch

Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala


Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
Trung Bộ Kinh số 61
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula:

-- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

2. Những nguy hiểm trong đời sống tương lai

A. Phương diện khách quan 

Nguy cơ gây ra tổn hại và nguy hiểm không dừng lại với cái chết. Theo triết lý Phật giáo, chết là để mở đầu cho một kiếp sống mới và như thế có nguy cơ đưa đến đau khổ nữa. Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh bị tham ái và vô minh cột trói mà phải chịu luân hồi sanh tử. Khi nào động cơ này còn thúc đẩy chúng sanh đi tìm sự sống, cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục sau cái chết, đem theo tưởng và hành ở kiếp sống quá khứ. Không có linh hồn luân chuyển từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, chỉ có dòng tâm thức không ngừng biến chuyển đưa chúng sanh đi tìm một hình thức sống mới phù hợp với hành nghiệp của người ấy sau khi chết.

1. Những nguy hiểm trong đời sống hiện tại

A. Phương diện khách quan

Nguy hiểm rõ ràng nhất hiện ra trước mắt ta là sự tạm bợ mong manh của cơ thể vật lý và của cải vật chất. Từ khi sinh ra đến nay chúng ta đã từng bị bệnh, tai nạn và bị thương. Thiên nhiên cũng quấy nhiễu đời sống chúng ta với những thiên tai như động đất và lũ lụt, xã hội nhiễu nhương với tội phạm, bóc lột, đàn áp và sự đe dọa của chiến tranh. Những sự kiện về chính trị, xã hội và kinh tế luôn có nguy cơ đứng trước sự khủng hoảng. Những cố gắng gọi là cách tân, cách mạng luôn kết thúc với một quy trình mòn cũ của sự trì trệ, bạo động và vỡ mộng. Ngay cả trong thời đại tương đối an bình ổn định cũng không hoàn toàn yên ổn. Những khó khăn bất ngờ cùng những tình huống không như ý cứ thế thay phiên nhau xảy ra không dứt.

Chúng ta có thể may mắn tránh được nhiều điều bất hạnh lớn trong cuộc sống, có một điều chúng ta không thể tránh. Đó là chết. Chúng ta bắt buộc phải chết, đành buông xuôi tất cả những của cải giàu sang, kiến thức thông thạo, sinh lực tràn đầy mà đành bất lực trước sự thật không thể nào tránh khỏi: Chết. Cái chết đè nặng trĩu lên ta từ khi mình mới sinh ra. Từng sát-na, từng sát-na đưa chúng ta xích lại gần sự thật không thể trốn thoát này. Chúng ta cứ đi dọc cuộc đời, cảm thấy an ổn, thoải mái thì chẳng khác nào một người đi qua một hồ nước đóng băng, tin rằng mình an ổn trong khi đó băng đang rạn nứt ngay dưới chân mình

Tại sao phải quy y?

      Khi chúng ta nói rằng sự thực hành giáo lý Đức Phật bắt đầu với việc quy y, lập tức có một câu hỏi quan trọng khởi lên, đó là “Tại sao chúng ta cần một nơi để quy y?” Một nơi để quy y có thể là một người, một nơi, hay một vật có thể che chở cho ta khỏi nguy hiểm và tổn hại. Do đó, khi chúng ta bắt đầu tu tập với việc quy y, có nghĩa là tu tập sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm và tổn hại. Câu hỏi ban đầu của chúng ta “Tại sao cần một nơi để quy y có thể chuyển sang một câu hỏi khác “Những nguy hiểm và tổn hại mà chúng ta cần được che chở ấy là gì?” Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chính mình, chúng ta có thể không thấy được những nguy hiểm sắp xảy ra cho bản thân mình. Công việc ổn định, sức khỏe tráng kiện, gia đình hỗ trợ đắc lực, niềm vui đầy đủ. Với tất cả những thứ hiện có, ta tưởng rằng mình có đầy đủ mọi thứ để đảm bảo cuộc sống an vui. Trong trường hợp như thế, quy y hoàn toàn trở nên thừa thãi và vô dụng.

Quy y

      Giáo lý Đức Phật có thể coi như một ngôi nhà có nền, lầu gác, cầu thang và mái che. Giống bất kỳ mọi ngôi nhà khác, ngôi nhà giáo pháp cũng có cửa và muốn đi vào bên trong ngôi nhà ấy, chúng ta cần phải bước qua cánh cửa này. Cánh cửa để đi vào ngôi nhà Phật pháp là quy y Tam bảo – đó là nương tựa vào Đức Phật, bậc đạo sư toàn giác, nương tựa vào Chánh pháp do Ngài thuyết giảng và nương tựa vào Tăng đoàn, chư đệ tử tu hành thanh tịnh của Ngài.

Đạo sư đích thực

Vị đạo sư đích thực là vị đạo sư có khả năng chỉ cho mình thấy được cái mà mình đi tìm đang nằm trong bản thân của mình...
Một ông thầy giỏi là một ông thầy giúp cho mình thấy được ông thầy trong bản thân mình.
The best teacher is the teacher who can help you find the teacher within yourself.
                                                                                       Thầy Thích Nhất Hạnh

Quy y thọ giới

Lời giới thiệu
Hai bước đầu tiên để trở thành một người cư sĩ Phật tử là quy y Tam bảo và thọ trì năm giới. Bước thứ nhất giúp người đến với Tam bảo và chấp nhận Phật, Pháp và Tăng là những nơi nương tựa tinh thần lý tưởng cho cuộc sống; bước thứ hai là người quay về học Phật quyết định tự đặt mình vào khuôn khổ của giới để đời sống mình phù hợp với lý tưởng ấy. Hai bước này được giải thích rõ ràng, ngắn gọn trong hai phần sau đây. Mặc dù phần trình bày này là nền tảng cho những người mới vào đạo tìm hiểu giáo lý của Đức Phật, những điều được giải thích ở đây cũng bổ ích cho những Phật tử thuần thành, giúp họ hiểu rõ hơn về những điều mình vốn đã quen thuộc và đang hành trì lâu nay, đồng thời là tài liệu tốt cho những người muốn trở thành Phật tử sau này.

Tâm


To let the circumstances dictate one's state of mind is human;
To let the mind dictate the circumstances is sage.
( Pháp sư Thánh Ngiêm)

Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu:
Cảnh chuyển theo tâm là thánh hiền.
(Thích Hải Châu dịch Việt)

Tiếng Nói Của Một Người Giàu

Giáo lý này được đức Phật nói khi Ngài ngụ tại Veluvana, liên quan đến Kumbhaghosaka.

Chơn Lý 53 SỐ TỨC QUAN

NX: Trong khi tìm tài liệu đọc học về phương pháp tu tập của Tổ sư Minh Đăng Quang, chúng tôi thường gặp lỗi chính tả và lỗi typo trong các bài Chơn Lý trong các phiên bản điện tử. Lỗi tuy nhỏ nhưng đôi khi cũng gây khó đọc. Trong bản này, chúng tôi đã cố gắng chỉnh những lỗi mà chúng tôi đã phát hiện trong khi đọc học. Chúng tôi xin chia sẻ ở đây. Chắc ít nhiều cũng còn lỗi. Dường như có lỗi do người đánh máy, mà cũng có lỗi do phần mềm gõ tiếng Việt. Mong các bạn thông cảm và nhắc giúp chúng tôi sửa để có thể có bản ít lỗi nhất.
----------------------------------

Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.

Số tức quan phát ra trong khi gần nhập định, chớ chẳng phải mượn số tức quan làm đề mục niệm, để đặng thiền định. Nghĩa là khi xưa đức Phật, trong khi ngồi nắm hai tay lại, cương quyết không làm cử động; tréo hai bàn chân, lật mặt bàn đi trở lên, nhứt quyết không đi đứng; ngậm miệng cắn khít răng lại, nhứt định không nói năng; con mắt ngó xuống ngay một chỗ, rồi từ từ nhắm lại, đứng tròng mắt một chỗ dưới, là Ngài tập chết, nguyện định mắt cứng chết luôn, không cần mở ra; lỗ tai nghe trở vô vắng lặng như đã chết rồi, đang ở trong cảnh võ trụ im bặt; lỗ mũi hít một hơi vô thật dài sau chót, và thở một hơi ra cuối cùng, rồi nín luôn tắt nghỉ, lặng tâm như sự đã chết, không còn biết chi; sau những lúc tìm xét về đạo lý với sự đời; sau những lúc mệt mỏi, chán nản, giác ngộ, thấy ra không còn muốn sống. Ấy tức gọi là nhập Niết-bàn, nhập định, nhập vào cảnh vắng lặng đứng ngừng của chơn lý võ trụ.

Kinh Ước nguyện

Kinh Ước nguyện (Akankheyya sutta)
 Kinh số 6,  Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.

Kinh Ðại không

Kinh Ðại không
Trung Bộ Kinh số 122
(Mahàsunnata sutta) 

Như vầy tôi nghe. 
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). 

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?" 

Kinh nhập tức xuất tức niệm


Kinh nhập tức xuất tức niệm
(Anapanasatisutta)
Như vầy tôi nghe. 
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng.... như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Đại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.

Design sách báo: Từ tờ nhựt trình nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20

(Thethaovanhoa.vn) - Dù khái niệm design còn lâu mới đến Việt Nam, nhưng thiết kế và đồ họa cũng có thành tựu nhất định trong xã hội phong kiến, nhất là chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.
Riêng đồ họa sách có từ rất sớm, ít nhất người ta xác định được nghề làm ấn loát sách từ thế kỷ 11, sau được học hỏi thêm từ kỹ thuật của người Trung Hoa, do tiến sĩ thời Lê, Lương Nhữ Hộc, nhân đi sứ mà biết được, đem về truyền cho hai làng Hồng Lục và Liễu Chàng ở Hải Dương. Nhưng phải đến thời kỳ cận đại, khi người phương Tây vào Việt Nam, ấn loát và thiết kế hiện đại mới phát triển với nhiều kỹ thuật khác nhau, chứ không đơn thuần là in khắc gỗ như ấn loát thời phong kiến.

Không có gì để chấp giữ

Mọi hướng dẫn về tỉnh thức đều có cùng một điểm chung: Hãy có mặt ngay chỗ ta đang đứng. Tỉnh thức giữ cho ta có mặt ngay chỗ ta đang đứng cả về không gian lẫn thời gian. Khi chúng tôi dừng lại ở đó và không hành động, không đè nén, không đổ lỗi cho ai khác, và cũng không tự trách mình, ở đó chúng ta gặp một câu hỏi mở mà không có câu trả lời. Ở đó, chúng ta gặp chính mình.
Vấn đề là liên tục khám phá chứ không chạy trốn, ngay cả khi chúng ta thấy rằng cái gì đó là không phải như chúng ta nghĩ. Đó là những gì chúng ta sẽ khám phá một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa. Chẳng có gì giống như chúng ta nghĩ đâu. Tôi dám đoan chắc như vậy. “Không” không phải là như chúng ta nghĩ. Tỉnh thức hay sợ hãi cũng vậy. Bi mẫn không phải như chúng ta nghĩ. Tình yêu, Phật tính, lòng can đảm - tất cả đều là những mã ngôn từ chỉ cho những thứ mà chúng ta không thực biết trong tâm trí, nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trải nghiệm. Đây là những ngôn từ dùng để mô tả cuộc sống thực khi mà chúng ta để cho mọi thứ tự biểu hiện và chúng ta thực sự sống trong giây phút hiện tại.

Nghịch lý thiết yếu

Trong Tâm Kinh, một trong những đệ tử lớn của Đức Phật, tôn giả Shariputra (Xá Lợi Phất), hỏi ngài Quán Thế Âm - vị bồ-tát hiện thân của lòng từ bi - rằng: "Trong cuộc sống, làm thế nào để áp dụng trí tuệ Ba-la-mật vào lời nói, hành động và suy nghĩ của mình? Đâu là chìa khóa để rèn luyện? Và tôi phải nhận thức như thế nào?"
Lời đáp của Bồ-tát Quán Thế Âm trở thành câu trả lời nổi tiếng nhất của Phật giáo về nghịch lý: "Sắc tức là không, không tức là sắc. Không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không. Giống như trí tuệ Ba-la-mật, lời giải thích của Bồ-tát không thể mô tả, không thể nghĩ bàn được. Sắc thì đơn giản là sắc trước khi chúng ta tạo ra niềm tin của chúng ta về sắc. Trí tuệ Ba-la-mật đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới, là một tâm trí không trói buột, ở đó, điều gì cũng có thể.
"Sắc tức là không" chỉ cho mối quan hệ trực tiếp và đơn giản của chúng ta với trải nghiệm hiện tiền. Trước hết, chúng ta phải gọt bỏ các định kiến và sau đó chúng ta thậm chí phải bỏ luôn cả niềm tin cho rằng chúng ta nên nhìn mọi sự vật hiện tượng với tâm không định kiến. Để chúng ta giật mình tỉnh thức, trước hết chúng ta phải hiểu được tính hoàn thiện tiềm ẩn trong mọi sự vật hiện tượng.
Nhưng "Không cũng là sắc" lại lật ngược vấn đề. Từ "không" mà biểu hiện nên chiến tranh và hòa bình, biểu hiện đau buồn, sinh, lão, bệnh, và chết, cũng như biểu hiện niềm vui. Ở đây, chúng ta buộc phải trải nghiệm chất liệu sống động của sự sống. Đó là lý do tại sao chúng ta rèn luyện tâm bồ-đề tương đối với bốn phẩm chất vô lượng và thực tập tonglen. Rèn luyện như vậy giúp chúng ta hoàn toàn dấn thân vào sự sống sinh động với một tâm trí cởi mở và thoáng đãng. Mọi việc xấu cũng như tốt, có cũng như không. Không cần phải thêm gì nữa cả.
Pema Chodron
Thuỷ Dung
dịch

An trú trong trạng thái không lo sợ



Theo truyền thống, tại một địa điểm gọi là Linh Thứu Sơn, Đức Phật đã giảng dạy về tánh không, tâm bồ-đề tuyệt đối hay còn gọi là trí tuệ ba-la-mật (prajnaparamita), một giáo lý mang tính cách mạng về chiều kích khoáng đạt và vô trụ của cuộc tồn sinh.

Rất nhiều người học lúc đó đã ngộ ra sự thật vô thường và vô ngã, rằng không có một điều gì – bao gồm cả chính chúng ta – là chắc thật và có thể tiên đoán được. Họ hiểu rõ đau khổ, là hậu quả của tâm chấp thủ. Họ học từ chính Đức Phật; và họ trải nghiệm sâu sắc trong thiền định. Nhưng Đức Phật biết rằng khuynh hướng tìm cầu chỗ dựa vững chắc của chúng ta có gốc rễ sâu xa. Bản ngã có thể sử dụng bất cứ điều gì để duy trì ảo tưởng về an toàn, bao gồm niềm tin về tính vô ngã và vô thường.

Sự thật bất tiện



Sự khác nhau giữa thuyết hữu thần và thuyết vô thần không phải là vấn đề tin hay không tin vào Thượng đế. Vấn đề này là vấn đề của tất cả mọi người, bao gồm cả người theo đạo Phật lẫn người không theo đạo Phật. Thuyết hữu thần là thuyết có niềm tin vững chắc rằng có một bàn tay nào đó cho ta nương nắm: nếu chúng ta làm điều gì đó đúng, thì sẽ có người tán thán ta và chăm sóc ta. Đó là cách nghĩ rằng luôn có một người bảo hộ sẵn sàng giúp ta khi ta cần. Tất cả chúng ta đều có xu hướng thoái bỏ trách nhiệm của mình và giao phó thẩm quyền của mình cho người khác.

Quà tặng hôm nay

Hôm nay, bạn gởi tặng món quà đẹp. Tôi xin chia sẻ lại cho mọi người. Chúc mọi người một ngày an bình.

Bình thản trong hiện tại



Thực hành bình thản trong hiện tại là đi bộ xuống đường phố với ý định luôn giữ tỉnh thức dù gặp bất kỳ ai. Đây là cách rèn luyện chân thành trong cảm xúc với chính mình và trở nên gần gũi với mọi người hơn. Khi gặp người, chúng ta đơn giản là chỉ chú ý xem chúng ta mở lòng hay đóng cửa. Chúng ta chú ý xem chúng ta cảm thấy bị cuốn hút, hoặc có ác cảm, hoặc thờ ơ, không thêm vào bất cứ gì khác, chẳng hạn như tự phê bình. Chúng ta có thể cảm thấy thương cảm đối với người trông có vẻ sầu não, hoặc cảm thấy vui lên khi gặp người đắc ý mỉm cười. Bạn có thể cảm thấy lo sợ và ác cảm với một người khác mà không hiểu lý do tại sao. Ghi nhận khi nàochúng ta mở lòng và khi nào khép lại – không khen không chê – là nền tảng của thực hành.

Ba phương pháp đối diện với sự hỗn loạn



Có ba cách rất thực tiễn để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn như là con đường tỉnh thức và hoan hỷ: không đấu tranh nữa, chất độc là thuốc hay, và xem mọi thứ nảy sinh đều là biểu hiện của trí tuệ.

Phương thức đầu tiên được cô đọng qua lời hướng dẫn thiền. Bất cứ điều gì nảy sinh trong tâm ta, nhìn thẳng vào nó, gọi nó là “suy nghĩ”, và trở lại với sự đơn giản và hiện tiền của hơi thở. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta có thể tiếp tục rèn luyện như vậy. Chúng ta có thể buông mạch suy nghĩ, sống chậm và dừng lại ở giây phút hiện tại, buông bỏ vô số những phán xét và tính toán, và không đấu tranh nữa.

Sống trong giờ phút hiện tại



Nội dung cuộc sống của phần đông chúng ta là lo âu, xao xuyến; và nội dung cuộc đời là gồm mọi hoạt động của con người từ khi sanh ra đến khi xuống mồ. Mọi hoạt động của con người đêu xoay theo thất tình lục dục, hai chiều sớm tối, ăn ngủ, đi chơi, gấp gấp… Cái gì cũng gấp.

Thói quen tạo dần cho mọi người thành cái bánh xe nhỏ bé trong guồng máy vĩ đại của xã hội công nghiệp, bị khép kín trong vòng quay không ngừng của giờ giấc, của kim đồng hồ. Hăm bốn giờ ta luôn luôn phóng mình vào mọi chuyện nghe, nhìn, suy nghĩ, hoặc sầu muộn, lo âu hoặc vui hờ thoáng qua để rồi lại bận biệu mọi thứ khác… Cứ thế mà quay lăn trong suốt kiếp.

Tận tâm



Gần đây tôi dạy một chương trình cuối tuần tại một trung tâm mua sắm tâm linh có tên là Thời Đại Mới. Chương trình của tôi là một trong bảy mươi hội thảo được trình bày. Rất nhiều người ở khu vực đậu xe và khu vực ăn trưa đã hỏi nhau rằng: “Ồ, bạn mua gì cuối tuần này thế?”. Tôi đã không biết đến những chuyện như thế này lâu lắm rồi.

Xử lý triệt để



Hiểu được rằng cảm xúc của chúng ta có sức mạnh làm cho chúng ta chạy quýnh lên sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng tự mình làm cho mình đau khổ, tự mình làm cho mình bối rối, tự mình làm hại cho mình như thế nào. Bởi vì chúng ta có tính thiện căn bản, có trí sáng căn bản, có thông minh căn bản, nên chúng ta có thể ngưng tự gây hại cho mình và gây hại cho người.

Bắt đầu từ nơi bắt đầu (tiếp theo & hết)



Tiến lên một bước, khi đang làm việc gì ta cũng luôn luôn ý thức sáng tỏ mình đang làm việc đó. Chợt một cơn giận nổi lên, ta liền biết mình đang giận. nhờ có định tâm tu tập nên ta liền đủ sức chuyển hoá cơn giận. nói cách khác, nhờ có gáo nước lạnh của sự tỉnh giác giội vào cơn giận nên nó tắt ngấm ngay.

Cứ như thế mà bình tâm trong suốt quang chiếu, suy nghĩ sâu xa thì thấy rõ chân lý là: Ta không có "cái ta" nào khác ngoài tất cả mọi sự vật, sự kiện mà ta ý thức về nó, kể cả tư tưởng của ta nữa. Ta là mọi sự vật mà ta đang ý thức về nó, biết rõ nó lúc ấy. Ta biết, là ta biết về một cái gì, chứ không thể biết mà không có đối tượng được. Ta nhận diện ta là tâm ý của ta. Từ đó, mọi đối tượng đổ tới, ta phải biết chọn lựa, giữ tâm ý không buông thả tha hồ chạy theo lời lời mời gọi của thói quen bấy lâu. Ta cố gắng nuôi dưỡng tốt đời sống nội tâm vắng lặng ấy.

Sáu cách sống một mình



Thường thì chúng ta cho rằng sự cô độc là một kẻ thù. Trong tình cảnh đó, chúng ta thường bồn chồn, nôn nóng tìm lối thoát và tìm ra đối tượng nào đó để đồng hành. Khi chúng ta yên ngự giữa sự cô đơn đó, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận được mối quan hệ yên ổn với nỗi cô đơn, một nỗi cô đơn êm dịu có thể thay đổi hoàn toàn nếp nghĩ đầy lo sợ thường ngày của mình. Có sáu cách mô tả nỗi cô đơn êm dịu này:

Xem những chướng ngại như những câu hỏi



Những chướng ngại xuất hiện cả bên ngoài lẫn bên trong. Ở bên ngoài, chướng ngại là điều gì đó hoặc ai đó đã làm hại chúng ta, quấy rầy sự cân bằng và bình yên mà chúng ta nghĩ là của chúng ta. Có kẻ côn đồ nào đó đang phá vỡ tất cả. Chướng ngại theo kiểu này xuất hiện trong các mối quan hệ và trong nhiều tình huống khác, khiến chúng ta cảm thấy thất vọng, bị tổn hại, bị bối rối và bị công kích bởi nhiều cách khác nhau. Từ xưa đến nay, mọi người đều cảm nhận như vậy.

Bắt đầu từ nơi bắt đầu

Có nhiều bạn băn khoăn không biết bắt đầu tu là phải làm những gì. Tu, hiểu vấn đề cho trọn vẹn, trước hết đây là một hành trình cô đơn tuyệt đối, vì đó là công việc thực nghiệm tâm linh của mỗi cá nhân. Bạn bè đồng lữ đồng hành chỉ yểm trợ cho ta sức mạnh của niềm tin, làm sung mãn tinh thần để ta ra đi mà nghe có nguồn lực hỗ trợ quý báu đang phủ ngập tâm hồn mình. Đồng hành thiện tri thức rất cần, nhưng ta không thể mảy may ỷ lại vào ánh đuốc của bạn đồng hành, mà phải tự mình thắp đuốc tâm hồn mình. Người Pháp có câu tục ngữ rất sâu sắc là: Phải bắt đầu từ chỗ bắt đầu. Trong kinh Phật có thành ngữ quen thuộc là: "Hồi đầu thị ngạn",[1] nghĩa là quay đầu ngó lên bờ. Đó là lối dùng hình tượng cụ thể để diễn tả khái niệm trừu tượng.

Khẩu hiệu: Hãy biết ơn mọi người



“Biết ơn mọi người” là sống hài hoà với những khía cạnh của bản thân mà ta từ chối. Thông qua việc làm đó, chúng ta cũng sống hài hoà với những người ta không thích. Xa hơn nữa, gần gũi những người mà chúng ta không thích có thể là một chất xúc tác cho việc kết bạn với chính bản thân mình.

Thực hành tonglen rộng hơn nữa



Khi tập luyện đánh thức trái tim, vòng tròn của lòng thương yêu được mở rộng một cách tự nhiên và tuỳ theo tốc độ của nó. Chúng ta không thể can thiệp vào sự vận hành của nó. Tuyệt nhiên nó không phải thứ bạn có thể làm giả. Nhưng bạn có thể tự khuyến khích mình để ít nhất được trải nghiệm với việc thỉnh thoảng làm giả nó để xem những gì diễn ra khi bạn thử thực hành tonglen cho kẻ thù của mình. Hãy thử thực hành tonglen khi kẻ thù đang đứng trước mặt bạn hay khi bạn chủ tâm gợi lại những ký ức về kẻ thù của mình. Hãy nghĩ về hướng dẫn đơn giản sau: cần làm gì để kẻ thù có thể nghe được những điều mình đang cố gắng nói, và cần làm gì để mình có thể lắng nghe điều mà anh ta hay cô ta đang cố nói? Làm cách nào để truyền thông đến từ trái tim là căn bản của việc thực hành tonglen.

Giải thoát an lạc ngay trong hiện tại

Ở các quốc gia có nền kinh tế ổn định, ngân hàng hoạt động như một sanh mạng của quốc gia. Người ta thường mở tài khoản và gửi tiền vào để lấy lãi trong tương lai. Đó là việc bình thường của thế tục. Nhưng tu hành thì tuyệt đối không phải là chỉ hướng đến việc có lãi trong tương lai. Tu hành chính là được lợi ích ở ngay nơi sự tỉnh thức. Người tu biết rất rõ tâm ý mình móng khởi để chuyển hoá nó theo hướng an lạc. Nếu không biết khôn ngoan nhận ra sự giải thoát ngay trong giờ phút hiện tại quý báu này thì ta vô tình cũng giống như người mở tài khoản để mong có lãi trong tương lai, còn hiện tại cho đến chết vẫn là vướng kẹt, trầm luân trong mê muội.

Sự hiếu kỳ và vòng tròn của lòng từ bi



Tập trung vào chính mình, cố gắng bảo vệ mình là xu lướng mạnh mẽ và bao trùm. Cách đơn giản để chuyển xu hướng trên là để phát triển sự hiếu kỳ của chúng ta và tò mò về mọi thứ. Đây là cách nói khác về sự giúp đỡ người khác, nhưng tất yếu quá trình ấy cũng là giúp chính mình. Chúng ta sống cho mình là để giúp người khác và chúng ta giúp người khác cũng là để sống cho mình. Toàn bộ con đường dường như để phát triển sự hiếu kỳ, hướng ra ngoài và hứng thú với tất cả những chi tiết của cuộc sống và trong môi trường ta sống.

Áp lực lớn



Nếu chúng ta muốn giao tiếp và có niềm khao khát mạnh mẽ muốn giúp đỡ những người khác trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp đỡ gia đình mình hay cộng đồng, hay chỉ đơn giản là luôn sẵn sàng khi mọi người cần chúng ta, không sớm thì muộn chúng ta sẽ chịu áp lực lớn. Những gì thực tế diễn ra không như chúng ta muốn. Chúng ta cảm thấy dường như mình đang bị ép giữa những ngón tay của người khổng lồ. Chúng ta thấy mình như bị mắc kẹt giữa hòn đá và vùng đất cứng.

Luôn có sự không nhất quán giữa những lý tưởng ta nghĩ ra và thực tế ta gặp phải. Chẳng hạn như, trong việc nuôi dạy con, chúng ta có thật nhiều ý tưởng, nhưng đôi khi đưa những ý tưởng tốt đó vào việc dạy dỗ con như thế nào nơi chiếc bàn ăn điểm tâm bày đầy thức ăn lại là một thử thách. Hay trong thiền định, bạn có cảm nhận khó khăn dường nào khi nhận biết các cảm thọ mà không để nó cuốn ta đi, hoặc đơn giản là thân thiện với chính mình khi chúng ta đang cảm thấy đau khổ, hoảng loạn hay bế tắc.

Giao tiếp từ trái tim



Chúng ta có xu hướng mạnh mẽ là tách bản thân mình với những trải nghiệm bởi vì những trải nghiệm đó làm chúng ta đau đớn, nhưng giáo pháp khuyến khích chúng ta nên sống gần hơn với những kinh nghiệm của mình. Mặc dù có rất nhiều từ ngữ có thể được sử dụng để giải thích cho hành động bi mẫn, nhưng tôi thích nhấn mịnh vào từ “giao tiếp” – đặc biệt là, giao tiếp từ trái tim.

Tất cả hoạt động nên được thực hiện với mục tiêu giao tiếp. Đây là một đề nghị thực hành: mọi hoạt động nên được thực hiện với mục tiêu diễn đạt sao cho người khác nghe được bạn, chứ không phải dùng từ ngữ để dựng lên những rào cản và khiến cho người khác muốn bịt tai lại. Trong quá trình này, chúng ta cũng học cách lắng nghe và nhìn sâu như thế nào. Bạn có thể thực hành kết nối mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của mình với lòng khát khao được giao tiếp từ trái tim. Mọi điều bạn nói có thể gây ra tình trạng phân cực và làm cho bạn cảm thấy thêm phân cách. Mặt khác, mọi điều bạn nói, làm, và nghĩ có thể ủng hộ cho khát khao giao tiếp, đưa con người lại gần với nhau hơn và bước ra khỏi vùng ảo tưởng về sự độc lập và riêng biệt mà tất cả chúng đều bị kẹt vào.

Khẩu hiệu: “Luyện tập ba điều khó khăn”



Ba điều khó khăn đó là nhận biết loạn động là loạn động, làm điều gì đó khác biệt và khát khao tiếp tục thực hành như vậy.

Nhận biết rằng mọi thứ đang rối tung lên là bước đầu tiên và bước khó nhất. Không nhận ra chúng ta bị mắc kẹt, không thể nào chúng ta tự giải phóng mình ra khỏi những hỗn loạn. “Làm những điều khác biệt” là bất cứ điều gì có thể cắt đi những khuynh hướng bản năng mạnh mẽ âm ỉ kéo dài. Chúng ta có thể để câu chuyện vọng tưởng trong tâm cứ diễn ra và kết nối với nguồn năng lượng âm thầm chảy bên trong, hãy thực hành tonglen trong hiện tại, nhớ đến câu khẩu hiệu hoặc hãy bật lên chuyển vào thành bài hát – bất cứ việc gì không làm cho những thói quen lệch lạc của mình tăng trưởng thì cứ làm. Điều khó khăn thứ 3 là nhớ rằng chúng ta cần duy trì thực hiện 2 điều trên. Ngăn chặn những thói quen tiêu cực và đánh thức con tim là công việc của cả đời người.

Sự thanh vắng



Sự thanh vắng cho phép chúng ta nhìn nhận một cách thành thật và không nổi loạn với tâm mình. Chúng ta có thể dần dần loại bỏ ý niệm xây dựng một mẫu người mà ta phải trở thành, hay về mẫu người mà ta muốn trở thành, hay mẫu người mà chúng ta nghĩ người khác cho rằng ta muốn hay phải trở thành. Chúng ta hãy từ bỏ hết những ý niệm này và chỉ nhìn thẳng vào con người thật của chính mình với tâm bi mẫn và lòng hoan hỷ. Khi đó sự vắng vẻ sẽ không còn là mối đe dọa hay đau buồn, không phải là sự trừng phạt nữa.

Sự thanh vắng không cho ta giải pháp hay điểm đứng. Nó thách thức ta để ta bước vào một thế giới không có điểm tựa, không có sự phân chia hay hợp nhất. Đây được gọi là con đường trung đạo – đây là cách mô tả khác con đường dấn thân của Bồ-tát.

Niệm ngôn: “Không mong cầu thành quả"



"Thành quả" ngụ ý rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy tốt. Một trong những giáo lý phổ biến của nhà Phật là chừng nào bạn mong ước một việc thay đổi, việc đó sẽ có thể không bao giờ xảy ra. Chừng nào bạn còn mong mình tốt hơn, bạn sẽ có thể không tốt hơn. Chừng nào bạn còn lao tới tương lai, bạn có thể không bao giờ thấy vui với những cái mà bạn đã sẵn có.

Một trong những thói quen sâu nặng của chúng ta là cảm thấy cuộc sống trong giây phút hiện tại này chưa tốt lắm. Chúng ta thường xuyên nghĩ về quá khứ - cái quá khứ có thể tốt hơn bây giờ hoặc thậm chí là tệ hơn. Chúng ta cũng thường nghĩ đến tương lai, và luôn luôn hy vọng rằng tương lai sẽ khá hơn bây giờ một chút. Thậm chí có những việc hiện đang diễn ra rất tốt, chúng ta vẫn không cho chính mình cơ hội để nhận ra mình là ai trong hiện tại.

Lập kế hoạch sống cởi mở

Bắt đầu một ngày của bạn, bạn động viên bản thân mình bằng ngôn ngữ của mình là giữ con tim mình luôn rộng mở, luôn luôn muốn tìm hiểu, dù cuộc sống có khó đến đâu đi nữa. Sau đó vào cuối một ngày khi bạn sắp đi ngủ, bạn hãy ôn lại những gì đã xảy ra. Bạn có thể thấy rằng nguyên cả ngày trôi qua và bạn không thể nhớ dù chỉ một lần những gì bạn muốn làm như bạn đặt ra lúc sáng. Thay vì lấy điều đó mà kết tội mình hư tệ, hãy xem nó như là cơ hội để hiểu bản thân mình hơn. Qua đó, mình hiểu được tại sao mình tự lừa mình một cách rất buồn cười, tại sao mình rất giỏi phân chia và đóng lòng mình lại. Nếu bạn không muốn thực hành tâm bồ-đề nữa, bởi vì bạn cảm thấy giống như nó vạch sẵn một con đường đưa đến thất bại, thì bạn hãy khởi tâm tử tế với chính mình. Quán chiếu các hoạt động trong ngày có thể làm cho ta cảm thấy đau khổ, nhưng cuối cùng có thể mình thấy tôn trọng mình hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều thay đổi trong mỗi ngày, và chúng ta không phải luôn luôn là thế này hay thế kia. Chúng ta càng sẵn sàng mở rộng lòng mình bao nhiêu, chúng ta càng gặp nhiều thách thức bấy nhiêu.
Pema Chodron
Thuỷ Dung dịch

Thiền định và trí tuệ



Làm người, chúng ta không chỉ tìm kiếm giải pháp, mà chúng ta còn cảm thấy xứng đáng cương quyết tìm giải pháp. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ không xứng đáng cương quyết tìm giải pháp mà chúng ta còn phải chịu khổ từ lòng cương quyết đó. Chúng ta xứng đáng với một điều cao quý hơn lòng cương quyết đó, điều đó là quyền ban sơ của mình, đó là trí tuệ, là một trạng thái tâm rộng mở, có thể buông xả với mọi nghịch lý và mơ hồ.

Trí tuệ là sự thể hiện vô tư không lọc lựa với tai rộng mở, mắt rộng mở, lòng rộng mở vốn có trong tất cả chúng sinh. Đó là một quy trình nhu nhuyến, chứ không phải cái gì đó rõ ràng và cụ thể để ta có thể tóm tắt hay đo lường được.

Trí tuệ bát-nhã-ba-la-mật là kinh nghiệm của con người. Điều này không nhứt thiết phải được gọi là tâm yên tĩnh hay tâm bối rối, mà là một trạng thái tâm sáng suốt căn bản, cởi mở, quán chiếu và không thiên vị. Dù tâm đó biểu hiện trong hình thức hiếu kỳ, hoang mang, bị sốc hay thư giãn, đây không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ chúng ta thực hành trong mọi tình huống. Chúng ta luyện tập khi chúng ta mất cảnh giác và khi cuộc sống của mình bị mất tự chủ.

Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa

TTCT - Nhân những năm gần đây làm sách về mỹ thuật Việt Nam cho nhà sưu tập người Thái Lan Tira Vanictheeranont, tôi có nhiều dịp đi Thái và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Thái Lan.

Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa
Thiên đường trong tâm trí của Chalermchai Kositpipat được bán với giá 2,2 triệu baht
Ông Tira cho đến nay đã xuất bản ba cuốn sách về hội họa Việt Nam, và qua mỗi cuốn ông đều làm triển lãm những phần tranh tương tự như cuốn sách ở Việt Nam trước và ở bên Thái sau.
Sự trân trọng đối với văn hóa Việt Nam thật đáng nể và cũng đem lại thành công cho ông về mặt kinh doanh, ngược lại mỗi cuốn sách cũng làm tôi buồn hơn vì sự chảy máu những giá trị văn hóa mà ở trong nước rất ít được chú ý, điển hình nhất là bộ sưu tập ký họa của Tô Ngọc Vân với 380 bức cũng đã được làm thành cuốn sách Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954 (NXB Tri Thức 2013).

Cuộc đời như giấc mộng

Với tốc độ phát triển quá nhanh của một xã hội công nghiệp, tôi nhìn thấy những dòng sông đang cạn dần và chết, những cánh đồng chen lẫn nhà máy đổ nước thải tự do, những bãi bồi đầy lò gạch và những người nông dân bất đắc dĩ trở thành thị dân…

Hãy để cuộc đời tự lên tiếng (Xin đừng diễn sai)

“Xin đừng diễn sai” có nghĩa là không áp đặt quan điểm sai lầm về hòa thuận là gì, từ bi là gì, kham nhẫn là gì, khoan dung là gì. Xin đừng diễn giải sai về thực chất của các phạm trù này. Có từ bi và cũng có từ bi rởm; có kham nhẫn và cũng có kham nhẫn rởm; có khoan dung và cũng có khoan dung rởm. Ví dụ như, cố gắng làm cho mọi thứ trôi chảy để tránh những cuộc đối đầu, để không phải bị va chạm, thì đó chẳng phải là từ bi hay kham nhẫn gì cả. Mà đó có nghĩa là điều khiển. Vì khi đó bạn đâu có cố gắng bước vào lãnh thổ chưa từng biết, để tìm ra chính mình chân chất hơn và ít bị che đậy hơn, và nhờ vậy, tiếp xúc với thực tại nhiều hơn. Thay vào đó, bạn chỉ dùng những hình thức từ bi, kham nhẫn... rởm để chạy lòng vòng mà thôi.

Thiền định

Khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta bỏ phía sau tất cả ý niệm về thiền sinh tốt, phương pháp thiền định lý tưởng và những định kiến về kết quả của thiền định. Thực hành thiền đơn giản là sống trong giây phút hiện tại. Chúng ta hoàn toàn cởi mở với những đau khổ và niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta tập sống chân chánh, hòa nhã, và buông xả . Bởi vì chúng ta nhìn những suy nghĩ và cảm xúc của mình với lòng từ bi, chúng ta không còn đấu tranh chống lại bản thân mình nữa. Chúng ta tập nhận ra khi nào tâm ta bị vướng mắc và chúng ta tin rằng chúng ta có thể buông xả. Do đó, những chướng ngại tâm lý do những thói quen và định kiến gây ra bắt đầu được giải toả. Với cách này, trí tuệ mà chúng ta đã từng bị che mờ – sự sáng suốt của tâm bồ-đề – lại trở nên tỏa sáng.

Điểm căn bản trong thực hành theo đạo Phật là gì?

Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā). 

Đức “Dũng” trong đạo Phật

Thật tế ở đời, các cá nhân thường có các điều kiện sống khác nhau, biểu hiện tình cảm và nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau, hành xử với các quyết tâm, nỗ lực bất đồng. Ba lãnh vực tâm thức của tình cảm, lý trí và ý chí như là ba nhân tố cơ bản tổ hợp nên nhân tính, nhân cách của mỗi người qua các thời điểm; chúng có mối liên hệ mật thiết, cơ hữu với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, mà không độc lập, tách biệt nhau. Có thể nói rằng tâm thức của mỗi người là sự tổ hợp của: Tình + Trí (hay ý) + Chí – đức dũng cảm là thuộc hành hoạt của ý chí - . Vì thế nên Trang Tử đã nói:
      “Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mệnh và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân...”
                           (“Cái Dũng Của Thánh Nhân”, Nguyễn Duy Cần,
                                                      NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 11)
      Vào thời kỳ chấn hưng Phật giáo cận đại, giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Gia đình Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ sau 1945) đã sinh hoạt với châm ngôn:
      Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm (hay gọi là Bi + Trí + Dũng). Đây là nền giáo dục nâng cao phẩm cách con người của Tình + Ý + Chí. Châm ngôn trên nói rõ là: Phật tử mở rộng tình thương, tôn trọng sự sống; Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; và Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường giải thoát khổ đau cho tự thân và cho tha nhân. Cái Dũng của giáo dục tuổi trẻ Việt Nam của Phật giáo là thế. Đấy là ngôn ngữ (Dũng) của thời đại.

Niềm vui tinh tấn

Tinh tấn ba-la-mật nối kết niềm vui. Khi thực hành hạnh ba-la-mật này, chúng ta say mê rèn luyện mà không đặt ra bất cứ mục tiêu nào, giống như một đứa trẻ mới tập đi. Năng lượng kích thích hoan hỷ này không phải là vấn đề vận may. Thực hành tinh tấn đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện tỉnh thức, thương yêu, vượt qua những rào cản và mở rộng tấm lòng. Khi chúng ta học cách thư giãn với tâm vô trụ thì sự nhiệt tình sẽ hiện lên một cách rõ nét.

Kham nhẫn

Sức mạnh của kham nhẫn ba-la-mật là khả năng xua tan lòng sân giận, là cách học yêu thương và chăm sóc bất cứ những gì chúng ta gặp trên con đường ta đi. Kham nhẫn không có nghĩa là bấm bụng chịu đựng. Trong bất cứ tình huống nào trong cuộc sống, thay vì phản ứng lại ngay lập tức, chúng ta nên nghiền ngẫm suy nghĩ, cảm nhận nó, xem nó là gì, và mở lòng mình để hiểu cái gì đang xảy ra. Đối nghịch với tính kham nhẫn là tính kích động – sự khao khát muốn bay nhảy, muốn đối đầu với cuộc sống này, cố gắng lấp đầy các khoảng trống. Cuộc hành trình kham nhẫn là hành trình buông xả, mở lòng với tất cả những gì đang diễn ra, và trải nghiệm.

Kỷ luật

Làm tiêu tan những nguyên nhân của việc gây hấn tức là đã tạo nên kỷ luật, nghiêm khắc mà nhẹ nhàng. Không có kỷ luật ba-la-mật, chúng ta hoàn toàn không có sự hỗ trợ cần thiết để tiến bộ. Ở một mức độ xa hơn, chúng ta có thể nghĩ rằng kỷ luật như là một thiết chế bắt buộc, kiểu như ba mươi phút thiền định hay hai giờ học Phật pháp. Phương pháp thực hành thiền định có lẽ là một ví dụ tốt nhất. Chúng ta ngồi với một tư thế nào đó và trung thành với phương pháp thiền định trong chừng mực có thể. Chúng ta đơn giản là nhẹ nhàng chú ý vào hơi thở, và ghi nhận những ký ức, những sự kiện và những nỗi buồn chán. Quá trình lặp đi lặp lại đơn giản này giống như đón mời những chất liệu sống căn bản vào trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta làm theo những chỉ dẫn thiền định đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua.

Rộng lượng

Điểm cốt lõi của tâm rộng lượng là buông xả. Sự đau khổ luôn luôn là biểu hiện chấp giữ vào một điều gì đó, thường thường là chấp giữ vào chính bản thân mình. Khi chúng ta cảm thấy bất hạnh, khi chúng ta cảm thấy không xứng đáng, khi chúng ta trở nên bủn xỉn keo kiệt, chúng ta giữ chặt lấy tâm lý đó. Lòng khoan dung độ lượng là một hoạt động giúp chúng ta thoải mái. Bằng việc biếu tặng bất cứ cái gì chúng ta có thể – một đô-la, một nhành hoa, một lời động viên – đó là chúng ta đang rèn luyện buông xả.

Trí tuệ

Trí tuệ sáng suốt (Prajna) là trí tuệ có thể mổ xẻ những đau khổ do tâm lý tìm cách bảo vệ cái tôi của mình gây ra. Prajna giúp ta thấy rằng dùng những hành động của mình để bảo vệ cho mình được an toàn là điều không thể được. Prajna biến mọi hành động thành kim cương. Năm hoạt động siêu việt kia: độ lượng, kỷ luật, tinh tấn, kham nhẫn, và thiền định còn có thể cho chúng ta chỗ để trú vào, nhưng Prajna thì cắt đứt tất cả mọi thứ. Prajna làm chúng ta không còn nương tựa vào bất cứ điều gì, giúp chúng ta không trụ vào đâu cả. Do đó, cuối cùng chúng ta có thể buông xả.

Sáu cách sống đời bi mẫn

Có sáu hoạt động truyền thống mà các Bồ-tát đã từng rèn luyện, đó sáu cách để sống từ bi: rộng lượng sẻ chia, giữ gìn nghiêm cẩn giới luật, kham nhẫn chịu đựng, hoan hỷ tinh tấn, thiền định, và trí tuệ vô ngại. 

Đừng mong được khen ngợi

Phương ngôn này có nghĩa là đừng mong chờ những lời cảm ơn. Điều này rất quan trọng. Khi bạn mở rộng cửa và mời tất cả những hữu tình như những vị khách mời của ta; bạn cũng mở cửa sổ và phá bỏ những bức tường thậm chí để các vì sao rơi xuống, và bạn nhận ra rằng giữa bạn và vũ trụ này không có bất kỳ ngăn cách nào cả. Nếu nghĩ rằng bạn làm gì đó để bản thân mình cảm thấy tốt hơn và bạn dự định sẽ nhận sự tán thưởng từ khắp nơi – không, sẽ không có đâu. Thay vì mong đợi sự biết ơn, sẽ hữu ích hơn nếu chẳng mong đợi điều gì cả; khi đó có lẽ bạn sẽ tò mò và tự hỏi điều gì sẽ đến. Chúng ta có thể bắt đầu mở lòng với người khi chúng ta không hy vọng nhận lại được gì. Chúng ta chỉ làm để mà làm.

Trưởng thành

Học cách tử tế với chính mình rất quan trọng. Khi chúng ta quay về nhìn lại con tim mình và bắt đầu khám phá cái gì là rối ren và cái gì là sáng suốt, cái gì cay đắng và cái gì ngọt ngào, chúng ta khám phá không phải chỉ bản thân mình mà chúng ta khám phá vạn vật trong vũ trụ. Khi chúng ta phát hiện ra Phật chính là chúng ta, chúng ta nhận ra lẽ thật rằng vạn vật và mỗi người đều là Phật. Chúng ta phát hiện ra mọi thứ bừng tỉnh, mọi người cũng thức tỉnh. Vạn vật và con người là những viên ngọc báu, tất cả đều tuyệt vời. Quan tâm đến những suy nghĩ và những xúc cảm với tâm trạng vui vẻ và cởi mở chính là cách chúng ta nhận thức vũ trụ.

Chơn lý 11 KHẤT SĨ

TLNX: Trong nỗ lực tìm lại tài liệu cũ để học, chúng tôi may mắn tìm đọc được bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là một bộ sách quý về triết học và đạo học. Bộ sách chứa đựng nhiều tư tưởng mới và phương pháp thực hành đạo thiết thực. Nhưng có một điều khó là khi đọc Chơn lý, có một số từ, cụm từ, câu rất khó hiểu - ngay ở nghĩa tường minh. Ở những trường hợp này, thường có sự khác nhau trong các dị bản. Chúng tôi chưa dám bàn vì việc này đòi hỏi sự đối chiếu và tìm hiểu kỹ lưỡng. Ở đây, vì nhu cầu học tập của những người hữu duyên quý kính tư tưởng và con đường Tổ sư Minh Đăng Quang chỉ dạy, chúng tôi xin phép chỉ chia sẻ những bài Chơn Lý mà những người hữu duyên đang tìm học, kính mong các bậc thầy tiếp nối con đường Khất sĩ, các nhà biên tập, in ấn cho phép, lượng thứ và chỉ giúp nếu có điều chi không phải. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Chơn lý 11 KHẤT SĨ

1. KHẤT SĨ là học trò khó đi xin ăn để tu học. Khất sĩ là cái sống của chơn lý vũ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy. Bởi chúng sanh là cái biết, từ chưa biết đến đang biết, và cái biết sẽ hoàn toàn ngơi nghỉ. Các sự thấy, nghe, hiểu để đem lại cho cái biết. Biết quý báu hơn không biết, có biết mới hết mê lầm chấp trật, khổ sở nạn tai. Từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trước đến sau, từ chiều đến sáng, mỗi lúc cái biết càng phân biệt, làm việc tích trữ, lớn to và đi tới, làm cho chúng sanh càng ngày càng được thêm sự học hành. Chúng sanh đây là căn thân và chủ thức (là người nhận biết). Cho nên cái biết chủ cần phải sống, lớn, ăn, vui, yên và còn mãi mãi. Chính biết là ta, là mục đích của chúng sanh, là chơn lý của cuộc đời, là tinh ba của võ trụ. Chính chơn lý hay triết lý mới là môn học thực tế, ích lợi, đi ngay đến Niết-bàn, kêu là đạo, là sự học không hai, là cái học của ta, nó ở với ta, nuôi sống cái ta, nó làm ta vậy.

Cao Huy Thuần: Cái mũi của Darwin

TLNX: Trước thềm Xuân Bính Thân, mời các bạn đọc một bài viết rất công phu và rất hay về Khỉ. Bài viết của Cao Huy Thuần, một thầy giáo uyên thâm kính quý.
-------------------------------------------


Tóm tắt : Thượng Đế nói :
"Hôm nay chủ nhật, ta không tiếp khách.
Muốn hỏi gì, bảo gặp Darwin".

Viết về Darwin, dù là chỉ về cái mũi của ông, khó lòng không nghĩ ngay đến khỉ. Vậy tôi xin bắt đầu bằng chuyện khỉ.

Khỉ


Chuyện xảy ra ngày 30-6-1860. Hôm đó, "Hiệp hội phát triển khoa học" họp tại Đại học Oxford. Quyển sách của Darwin "Nguồn cội của các chủng loại" xuất bản đã được nửa năm, từ tháng 11 năm 1859, gây sóng gió trong giới khoa học cũng như trong dư luận. Giám mục Samuel Wilberforce tuyên bố sẽ nhân buổi họp này "thanh toán Darwin". Ngồi đối diện với ông trong phòng họp là Thomas Huxley, kỳ phùng địch thủ của ông và bạn chí thân của Darwin, lính tiền đồn trên mặt trận lý thuyết tiến hóa. Trước cử tọa đông cả ngàn người, giám mục xung kích: "Thưa ông Huxley, tôi muốn hỏi ông: ông nghĩ rằng ông đến từ con khỉ, vậy là từ ông nội ông hay là từ cha ông?"
Huxley đứng phắt dậy, lính tiền đồn như thường lệ: "Tôi nghĩ rằng chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo". Sinh viên vỗ tay như sấm (1).