TLNX: Chân lý là một cái gì khi ẩn khi hiện như thực như hư. Hành giả thường không biết mình đang làm gì và ở nơi đâu trên đường tìm kiếm, đang đi hay sắp đến. Đạo ở nơi đâu, ra sao mà thiền sư Nam Tuyền lại khẳng định rằng: "Tâm bình thường là đạo". Và Tổ Đạt Ma lại dạy : "Càng cố tâm tìm càng chẳng biết". Nhất là câu nói sau đây của Cổ Đức: "Đáo xứ phùng nhân mạch diện khinh" có nghĩa nôm na rằng:"Sau khi lội suối trèo non mất bao nhiêu năm cần cù tìm kiếm. Rốt cuộc ta sẽ gặp lại người mà ta vẫn thường khinh dễ mỗi khi ta gặp mặt hàng ngày... Đọc lại đoạn này, liền muốn chia sẻ cùng thân hữu Thiền Quang, nhất là các bạn đang về ngồi yên trong đợt "nhập thất" cuối năm 2015 này.
---------------------------
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nọ, chúng ta cứ tạm gọi anh chàng là An cho tiện.
An được cha mẹ hứa hôn với một cô gái láng giềng đồng trang lứa. Hai đàng chưa hề giáp mặt nhau. An chỉ nghe phong phanh rằng vị hôn thê của mình là một thiếu nữ khá diễm lệ, tam tòng tứ đức đều đầy đủ. Và các bạn chàng vẫn thường kín đáo tỏ bày niềm ao ước được một người bạn đường tốt đẹp như chàng.
Để chứng tỏ cho cô dâu và mọi người biết rằng đàng gái đã không lầm khi chọn mình làm rễ động sàng, An cương quyết sẽ không bao giờ rước vợ nếu chưa lập được công danh với đời.
Từ đó người ta thấy An ngày đêm sôi kinh nấu sử, luyện võ ôn văn.
Ngày tháng dần qua, biết bao lần đàng gái bắn tin cho An biết rằng họ không đòi hỏi nơi chàng gì hết, rằng tân nương sẽ được đưa đến vô điều kiện như lời giao ước năm xưa.
Nhưng lòng tự tôn của An đã không cho phép chàng hành động như bao nhiêu con người tầm thường khác... Chàng vẫn thường hình dung đến nhan sắc diễm lệ của nàng để tự an ủi và sách tấn mình trong những lúc thất chí sa cơ... Tất cả những gian truân khổ nhọc mà chàng đã vượt qua há chẳng phải là vì nàng đó sao? Người thiếu nữ mà dung nhan còn mơ hồ đó dần dần trở thành một điểm tựa, một lý tưởng, một hải đăng định hướng cho đời chàng.
Mười năm trôi qua, An tạm hài lòng với con đường công danh của mình. Và một hôm hôn lễ được cử hành rất tưng bừng. Cô dâu được đưa về nhà chồng với vô số đồ trang sức và một tấm khăn voan che kín mặt.
Và trước mặt rất đông quan khách, An đưa tay giở tấm khăn che mặt tân nương. Bỗng nhiên người ta nghe tiếng kêu thảng thốt của An:
- Chèn ơi, tưởng ai đâu xa lạ. Té ra nàng chính là người vẫn thường xắt chuối cho heo ăn và vớt bèo nuôi vịt mà tôi thường thấy thường ngày qua song cửa đó ư?
Người ta không đồng ý với nhau về đoạn kết của câu chuyện. Có người cho rằng sau đó An bỏ nhà đi biền biệt vì tân nương đã làm cho chàng quá sức thất vọng. Nàng đã không chịu ăn hoa uống sương và thêu vàng giát ngọc như chàng hằng mơ tưởng... mà lại là một thiếu nữ hoàn toàn bình thường và đảm đang như bao nhiêu người vợ hiền khác.
Nhưng cũng lại có kẻ quả quyết rằng sau ngày hôn lễ, An đã tuyên bố rằng tân nương tuy không giống như như người trong mộng của chàng nhưng mà nàng cũng không đến nỗi xấu xí... Và chàng kết luận rằng chỉ vì tánh khí cao ngạo ngông cuồng mà chàng đã phí mất mười năm dài lao nhọc trong khi lúc nào nàng cũng ở bên cạnh chàng...
Nhưng nơi đây người kể không cốt ý trình bày một câu chuyện tình có hậu trong thế gian, mà chỉ thừa hứng nghĩ lan man về tu hành giới, về chuyện hạ thủ công phu của nhà thiền... cũng như lao tâm khổ trí, những niềm sầu nỗi chán trên đường tầm đạo... Chân lý là một cái gì khi ẩn khi hiện như thực như hư. Hành giả thường không biết mình đang làm gì và ở nơi đâu trên đường tìm kiếm, đang đi hay sắp đến. Đạo ở nơi đâu, ra sao mà thiền sư Nam Tuyền lại khẳng định rằng: "Tâm bình thường là đạo". Và Tổ Đạt Ma lại dạy : "Càng cố tâm tìm càng chẳng biết". Nhất là câu nói sau đây của Cổ Đức: "Đáo xứ phùng nhân mạch diện khinh" có nghĩa nôm na rằng:"Sau khi lội suối trèo non mất bao nhiêu năm cần cù tìm kiếm. Rốt cuộc ta sẽ gặp lại người mà ta vẫn thường khinh dễ mỗi khi ta gặp mặt hàng ngày... giống hệt như anh chàng An trên đây. Sau mười năm khó nhọc tìm sính lễ đã rước về một vị tân nương khác xa người trong mộng của chàng... Là người mà chàng thường thấy thấp thoáng qua song cửa mỗi ngày, khi xắt chuối cho heo, lúc vớt bèo nuôi vịt.
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nọ, chúng ta cứ tạm gọi anh chàng là An cho tiện.
An được cha mẹ hứa hôn với một cô gái láng giềng đồng trang lứa. Hai đàng chưa hề giáp mặt nhau. An chỉ nghe phong phanh rằng vị hôn thê của mình là một thiếu nữ khá diễm lệ, tam tòng tứ đức đều đầy đủ. Và các bạn chàng vẫn thường kín đáo tỏ bày niềm ao ước được một người bạn đường tốt đẹp như chàng.
Để chứng tỏ cho cô dâu và mọi người biết rằng đàng gái đã không lầm khi chọn mình làm rễ động sàng, An cương quyết sẽ không bao giờ rước vợ nếu chưa lập được công danh với đời.
Từ đó người ta thấy An ngày đêm sôi kinh nấu sử, luyện võ ôn văn.
Ngày tháng dần qua, biết bao lần đàng gái bắn tin cho An biết rằng họ không đòi hỏi nơi chàng gì hết, rằng tân nương sẽ được đưa đến vô điều kiện như lời giao ước năm xưa.
Nhưng lòng tự tôn của An đã không cho phép chàng hành động như bao nhiêu con người tầm thường khác... Chàng vẫn thường hình dung đến nhan sắc diễm lệ của nàng để tự an ủi và sách tấn mình trong những lúc thất chí sa cơ... Tất cả những gian truân khổ nhọc mà chàng đã vượt qua há chẳng phải là vì nàng đó sao? Người thiếu nữ mà dung nhan còn mơ hồ đó dần dần trở thành một điểm tựa, một lý tưởng, một hải đăng định hướng cho đời chàng.
Mười năm trôi qua, An tạm hài lòng với con đường công danh của mình. Và một hôm hôn lễ được cử hành rất tưng bừng. Cô dâu được đưa về nhà chồng với vô số đồ trang sức và một tấm khăn voan che kín mặt.
Và trước mặt rất đông quan khách, An đưa tay giở tấm khăn che mặt tân nương. Bỗng nhiên người ta nghe tiếng kêu thảng thốt của An:
- Chèn ơi, tưởng ai đâu xa lạ. Té ra nàng chính là người vẫn thường xắt chuối cho heo ăn và vớt bèo nuôi vịt mà tôi thường thấy thường ngày qua song cửa đó ư?
Người ta không đồng ý với nhau về đoạn kết của câu chuyện. Có người cho rằng sau đó An bỏ nhà đi biền biệt vì tân nương đã làm cho chàng quá sức thất vọng. Nàng đã không chịu ăn hoa uống sương và thêu vàng giát ngọc như chàng hằng mơ tưởng... mà lại là một thiếu nữ hoàn toàn bình thường và đảm đang như bao nhiêu người vợ hiền khác.
Nhưng cũng lại có kẻ quả quyết rằng sau ngày hôn lễ, An đã tuyên bố rằng tân nương tuy không giống như như người trong mộng của chàng nhưng mà nàng cũng không đến nỗi xấu xí... Và chàng kết luận rằng chỉ vì tánh khí cao ngạo ngông cuồng mà chàng đã phí mất mười năm dài lao nhọc trong khi lúc nào nàng cũng ở bên cạnh chàng...
Nhưng nơi đây người kể không cốt ý trình bày một câu chuyện tình có hậu trong thế gian, mà chỉ thừa hứng nghĩ lan man về tu hành giới, về chuyện hạ thủ công phu của nhà thiền... cũng như lao tâm khổ trí, những niềm sầu nỗi chán trên đường tầm đạo... Chân lý là một cái gì khi ẩn khi hiện như thực như hư. Hành giả thường không biết mình đang làm gì và ở nơi đâu trên đường tìm kiếm, đang đi hay sắp đến. Đạo ở nơi đâu, ra sao mà thiền sư Nam Tuyền lại khẳng định rằng: "Tâm bình thường là đạo". Và Tổ Đạt Ma lại dạy : "Càng cố tâm tìm càng chẳng biết". Nhất là câu nói sau đây của Cổ Đức: "Đáo xứ phùng nhân mạch diện khinh" có nghĩa nôm na rằng:"Sau khi lội suối trèo non mất bao nhiêu năm cần cù tìm kiếm. Rốt cuộc ta sẽ gặp lại người mà ta vẫn thường khinh dễ mỗi khi ta gặp mặt hàng ngày... giống hệt như anh chàng An trên đây. Sau mười năm khó nhọc tìm sính lễ đã rước về một vị tân nương khác xa người trong mộng của chàng... Là người mà chàng thường thấy thấp thoáng qua song cửa mỗi ngày, khi xắt chuối cho heo, lúc vớt bèo nuôi vịt.
Nguồn: Hư Hư Lục