1) Như
vầy tôi nghe.
Một thời
Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên
Ekanàlà.
2) Lúc
bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng
năm trăm lưỡi cày.
3) Rồi
Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi
Bhàradvàja.
4) Lúc
bấy giờ, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja đang phân phát đồ ăn.
5) Thế
Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, rồi đứng một bên.
6)
Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, thấy vậy,
bèn nói với Thế Tôn:
– Này
Sa-môn, tôi cày và tôi gieo mạ; sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Này Sa-môn, Ông
có cày và gieo mạ không; sau khi cày và gieo mạ, Ông ăn?
7) –
Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.
8) –
Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cái gậy đâm, hay các
con bò đực của Tôn giả Gotama. Tuy vậy Tôn giả Gotama lại nói như sau: “Này
Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn”.
9) Rồi
Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ông
nói là nông phu,
Ta
không thấy Ông cày,
Người
nông phu được hỏi,
Hãy
lên tiếng trả lời,
Sao
chúng tôi biết được,
Ông
thật sự có cày?
(Thế Tôn):
10)
Lòng tin là hạt giống,
Khổ
hạnh là mưa móc,
Trí
tuệ đối với Ta,
Là
cày và ách mang,
Tàm
quý là cán cày,
Ý
căn là dây cột,
Chánh
niệm đối với Ta,
Là
lưỡi cày, gậy đâm.
Thân
hành được hộ trì,
Khẩu
hành được hộ trì
Đối
với các món ăn,
Bụng
Ta dùng vừa phải,
Ta
nhổ lên (tà vạy),
Với
chơn lý sự thật,
Hoan
hỷ trong Niết-bàn
Là
giải thoát của Ta.
Tinh
tấn đối với Ta,
Là
khả năng mang ách,
Đưa
Ta tiến dần đến,
An ổn khỏi ách nạn,
Đi đến, không trở lui,
Chỗ
Ta đi, không sầu.
Như
vậy, cày ruộng này,
Đưa
đến quả bất tử,
Sau
khi cày cày này,
Mọi
đau khổ được thoát.
11) – Hãy ăn Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama thật là người
nông phu. Tôn giả Gotama cày, sự cày đưa đến quả bất tử.
(Thế Tôn):
12)
Ta không có hưởng thọ,
Vì
tụng hát kệ chú,
Thường
pháp không phải vậy,
Đối
vị có tri kiến.
Chư
Phật đã loại bỏ,
Tụng
hát các kệ chú,
Chơn
thật đối với Pháp,
Sở
hành là như vậy.
Bậc
Đại Sĩ vẹn toàn,
Cúng
dường phải khác biệt,
Đoạn
tận các lậu hoặc,
Trạo
hối được lắng dịu,
Với
những bậc như vậy,
Cơm
nước phải cúng dường.
Thật
chính là phước điền,
Cho
những ai cầu phước.
Được nghe nói vậy, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja bạch Thế
Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay,
Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống,
phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng
vào trong bóng tối cho người có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được
Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin
quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận
con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (ĐTKVN,
Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ, Phần cày ruộng, NNCPHVN, 1993, trang 377)