Công thức toán sao giải mã hết cuộc đời!

TLNX: Lâu lâu mời bạn đọc chút chuyện-đời-xưa cho vui!
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/cong-thuc-toan-sao-giai-ma-het-cuoc-doi-20151121214906155.htm
-----------------------------

Phạm Hồng Danh vào nghiệp văn chương không ngoài mục đích nào khác là để giãi bày cách nhìn của ông về cuộc sống mà những công thức toán khó có thể giải mã được trọn vẹn

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM hay các học viên luyện thi ở Trung tâm Vĩnh Viễn TP HCM gần như ai cũng biết nhà giáo dạy toán Phạm Hồng Danh. Ông luôn có nụ cười với lúm đồng tiền hiền hậu. Nhưng ít người biết ông còn là nhà thơ nhiều suy tư và là tác giả của vài tập truyện.

Nhà thơ - nhà giáo Phạm Hồng Danh, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM
Nhà thơ - nhà giáo Phạm Hồng Danh, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM

Phạm Hồng Danh viết truyện hay làm thơ không ngoài mục đích nào khác là để giãi bày chính suy nghĩ hay đúng hơn là cách nhìn của ông về cuộc sống, mà những công thức toán khó có thể giải mã được tình người hay quan hệ giữa người với người.

Về tác phẩm Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác

Đây là tác phẩm thuộc loại thi ca hầu như là duy nhất đã được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2014, 1 quyển), chứng tỏ tác phẩm, ngoài giá trị văn học còn có những giá trị lớn về Thiền học. Chứng đạo ca đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam, trước 1975 có bản Việt dịch - giới thiệu của Trúc Thiên (Chứng đạo ca, NXB.Lá Bối, S, 1970) và gần đây là bản Việt dịch của Lý Việt Dũng - nằm trong quyển 30 của bộ Cảnh Đức truyền đăng lục đã được Việt dịch(2). Bài viết này, chúng tôi xin nêu một vài ghi nhận tổng quát về tác phẩm ấy cùng một số liên hệ từ hai bản Việt dịch kể trên.
vinh-gia-huyen-giac.jpg
Đại sư Huyền Giác (665-713) họ Đới, người xứ Vĩnh Gia, Ôn Châu (thuộc Chiết Giang), 8 tuổi xuất gia, đọc khắp 3 Tạng, chuyên tu thiền quán từng tham bái Lục tổ Tuệ Năng (638-713). Trứ thuật có: Chứng đạo ca, Thiền tông ngộ tu viên chỉ, Vĩnh gia tập. Cũng như Chứng đạo caThiền tông ngộ tu viên chỉ cũng được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2013, 1 quyển). Tác phẩm Chứng đạo ca được viết theo thể thất ngôn (câu 7 chữ), thỉnh thoảng xen vào câu 6 chữ (đều phân làm 2 vế, mỗi vế 3 chữ), tổng cộng tất cả là 267 câu (kể luôn câu mở đầu có 3 chữ). Như thế tức: 1 câu 3 chữ, 52 câu 6 chữ, 214 câu 7 chữ tổng cộng là 267 câu. Trúc Thiên trong bản Việt dịch của mình (NXB.Lá Bối, S, 1970, tr.69) vì không tính câu mở đầu, nên ghi là 266 câu, phân làm 56 đoạn. Bản Việt dịch của Lý Việt Dũng, trong Cảnh Đức truyền đăng lục (quyển 30, Sđd, tr.788-797) thì phân làm 60 đoạn. Phật Quang đại từ điển (tr.2015B) thì ghi: Hoặc 4 câu, hoặc 6 câu là 1 giải (đoạn) cộng phân là 51 đoạn. Bản Việt dịch của Lý Việt Dũng tất nhiên là căn cứ theo nguyên bản chữ Hán trong Cảnh Đức truyền đăng lục, so với bản chữ Hán được Trúc Thiên chép ra nơi sách kia (Sđd, tr.93-104. Không ghi rõ là chép theo sách nào) đại thể là như nhau, chỉ có một vài chữ chép khác nhưng nghĩa không khác mấy. Song có một chữ nơi câu thứ 91 (kể luôn câu đầu), bản của Trúc Thiên chép:闃寂安居實蕭灑 (Sđd, tr.96). Phiên âm: Quých tịch an cư thực tiêu sái, Sđd, tr.114) và dịch: Cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ, Sđd, tr.115). Bản của Lý Việt Dũng chép: (Chữ đầu tiên gồm bộ bên trong là chữ, do hạn chế của font máy tính nên không nhập vào văn bản được, nv), và  sau đó tiếp tục là 寂安居實蕭灑, phiên âm:... Tịch an cư thật tiêu sái (Sđd, tr.782. Tức bỏ trống chữ đầu câu) và dịch: Lặng lẽ ở yên tiêu sái quá (Sđd, tr.791). Hai chữ và chữ gồm  bộ , bên trong là chữữ , chúng tôi tra nơi Tân tu Khang Hy tự điển (Khải Nghiệp thư cục ấn hành, Đài Bắc, 1998, 2 tập), không có chữ vừa dẫn, mà chỉ có chữ (tr.2079B, tập hạ) và giải thích: * Âm: Đường vận: Khổ khích thiết, đọc là khích, tập vận: Cầu Hoạch thiết, âm là khích. * Nghĩa: Vắng lặng không người. Tra nơi Hán ngữ đại tự điển (Kiến Hoành xuất bản xã, Đài Bắc, 1998) thì có cả 2 chữ cùng mang nghĩa như nhau. Nơi chữ (tr.1792, cột 2) giải thích: * Âm: Quảng vận: Khổ kích thiết, đọc là khích. * Nghĩa: Nơi chốn tịch tĩnh. Vậy chữ hay chữ gồm bộ , bên trong là chữữ nên đọc là khích. (Khích tịch an cư thật tiêu sái).

NHỮNG LỜI DẠY VƯỢT THỜI GIAN

   Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
   Người Tây phương thường vội vã, vì thế họ có những hạnh phúc và đau khổ cực kỳ lớn. Chính các phiền não này cũng có thể là nguồn trí tuệ sau này.

Kinh Cày Ruộng

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên Ekanàlà.
2) Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng năm trăm lưỡi cày.
3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja.

Trải nghiệm cuộc sống của mình

Một người phụ nữ bị mấy con hổ đuổi theo. Cô cắm đầu chạy nhưng bầy hổ đuổi theo mỗi lúc một gần cô ta hơn. Khi chạy đến cạnh một vách đá, cô ta thấy một dây nho ở đó, cô ta bám vào dây nho leo xuống. Nhìn xuống dưới vách đá, cô thấy có mấy con hổ nữa. Đúng lúc đó cô nhận thấy một con chuột nhỏ đang gặm nhấm dây nho nơi cô đang bám vào để leo xuống. Cô cũng nhìn thấy một chùm dâu tây lộ lên trên một đám cỏ gần đó. Cô nhìn lên, nhìn xuống rồi nhìn con chuột. Sau đó, cô hái quả dâu tây, bỏ nó vào miệng và thưởng thức nó.

SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Mỗi ngày bạn nói và nghe bao nhiêu lần câu nói ” Cám ơn “?
Khi bạn nói lời “Cám ơn”, bạn có thốt ra bằng cả con tim mình?
Khi nghe ai đó nói lời cám ơn, bạn cảm thấy thế nào?

Thực sự lòng biết ơn có thể hiểu một cách giản đơn rằng ta không cô độc trên thế giới này, và ta thường đứng trên vai người khác, hay khi ta chìa tay ra có người nắm lấy…
Chắc chắn bạn đã nhiều lần tận hưởng niềm vui nhìn thấy ánh tươi vui trong mắt ai đó khi bạn tặng họ một món quà, hay giúp họ một việc.

Tâm Thiền

Ni Sư Ayya Khema
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh.
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Ðảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
Ni sư thọ đại giới ở Tích Lan vào năm 1979 và là một trong những người tiên phong trong việc tranh đấu cho ni giới.
Ni Sư đã viết hơn 20 đầu sách về Thiền và Phật giáo bằng tiếng Anh và tiếng Ðức. Quyển nổi tiếng nhất là Being Nobody, Going Nowhere (Việt Dịch: Vô Ngã, Vô Ưu), được giải thưởng Christmas Humphreys Memorial Award. Các sách của Ni Sư được thể hiện bằng một sự hiểu biết sâu xa về các công phu tu hành, thành quả của việc hành thiền, là lời kêu gọi mọi người hãy đơn giản hoá cuộc sống và thanh lọc tâm trí bằng cách ứng dụng những lời Phật dạy.
Ni Sư Ayya Khema mất năm 1997 do bịnh ung thư.


+++


Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống. Nhưng thiền không thể hành ở nơi thị tứ. Không thể nào. Không có gì để mua, để bán hay trao đổi, dàn xếp trong thiền, nhưng thái độ của phần đông thiền sinh giữ nguyên như cũ và vậy là không thành công rồi.