TLNX: Thiền sinh đạo tràng Thiền Quang nên đọc kỹ phần cuối để biết rõ quá trình phát triển tâm.
----------
Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn ở Kosambi (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cu-sư-la). Lúc
bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả
thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở,
sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế
Tôn:
–
Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambi, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu
tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch
Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy.
Thế
Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói
với họ :
–
Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo ! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu
tranh nhau !
Khi
nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
–
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có
nhọc lòng ! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú ! Vì rằng chúng con
chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.
Lần
thứ hai, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy :
–
Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo ! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu
tranh nhau.
Lần
thứ hai Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
–
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ hãy dừng lại ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có
nhọc lòng ! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú ! Vì rằng chúng con
chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.
Lần
thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy :
–
Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo ! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu
tranh nhau !
Lần
thứ ba, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
–
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ hãy dừng lại ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có
nhọc lòng ! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm vào hiện tại lạc trú ! Vì rằng chúng
con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.
Rồi
Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát và đi vào Kosambi để khất thực. Sau khi
đi khất thực ở Kosambi, ăn xong, trên con đường khi khất thực trở về, sau khi
dọn dẹp chỗ nằm, lấy y bát, Ngài đứng và nói bài kệ:
Giữa
quần chúng la ó,
Không
ai nghĩ mình ngu,
Giữa
Tăng chúng phân ly
Có
ai nghĩ hướng thượng ?
Thất
niệm kẻ trí nói,
Ba
hoa trăm thứ chuyện,
Miệng
há, nói thả dàn,
Dẫn
đi đâu, ai biết ?
“Nó
mắng tôi, đánh tôi !
Nó
hại tôi, cướp tôi !”
Ai
ôm oán niệm ấy,
Hận
thù không thể nguôi.
“Nó
mắng tôi, đánh tôi !
Nó
hại tôi, cướp tôi !”
Không
ôm oán niệm ấy,
Hận
thù sẽ tự nguôi.
Hận
thù diệt hận thù,
Không
đời nào diệt được,
Từ
bi diệt hận thù,
Là
định luật ngàn thu.
“Người
khác không hiểu biết,
Ở
đây ta bị diệt”,
Những
ai hiểu điều này,
Nhờ
vậy, tranh luận tiêu.
Kẻ
chủ xướng hại mạng,
Cướp
bò, ngựa tài sản,
Kẻ
cướp đoạt quốc độ,
Họ
còn biết đoàn kết,
Sao
các Ông không vậy ?
Nếu
được bạn hiền trí,
Đồng
hành, khéo an trú,
Đả
thắng mọi hiểm nạn,
Sống
hoan hỷ chánh niệm.
Nếu
không bạn hiền trí,
Như
vua bỏ quốc độ,
Cô
độc như voi rừng.
Tốt
hơn, sống một mình,
Không
bè bạn kẻ ngu,
Cô
độc không làm ác,
Nhàn
hạ, như voi rừng.
Rồi
Thế Tôn đứng nói lên những câu kệ này, rồi đi đến làng Balakalonakara. Khi ấy,
Tôn giả Bhagu sống ở trong làng Balakalonakara. Tôn giả Bhagu thấy Thế Tôn từ
xa đi đến, liền sắp đặt chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi
đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Bhagu đảnh lễ Thế Tôn, rồi
ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhagu đang ngồi một bên:
–
Này Tỷ-kheo, có được an lành không ? Có được sống yên vui không ? Đi khất thực,
có khỏi mệt nhọc không ?
–
Bạch Thế Tôn, con được an lành. Bạch Thế Tôn, con sống yên vui. Bạch Thế Tôn,
con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
Rồi
Thế Tôn sau khi với thời thuyết pháp khích lệ Tôn giả Bhagu, làm cho hân hoan,
làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến
Pacinavamsadaya. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anurudha (A-na-luật), Tôn giả Nandiya
(Nan-đề) và Tôn giả Kimbila (Kim-ty- la) trú ở Pacinavamasadaya. Người giữ vườn
thấy Thế Tôn từ xa đi đến, khi thấy vậy liền bạch Thế Tôn:
Này
Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện gia nam tử, rất ái luyến tự ngã
(attakamanipa) trú tại đây. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn
giả Anuruddha nghe người giữ khu vườn nói chuyện với Thế Tôn, liền nói với
người giữ vườn:
–
Này người Giữ vườn, chớ có ngăn chặn Thế Tôn ! Thế Tôn bậc Đạo sư của chúng tôi
đã đến.
Rồi
Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila và nói:
–
Chư Tôn giả hãy đến ! Chư Tôn giả hãy đến ! Thế Tôn, bậc Đạo sư của chúng ta đã
đến.
Rồi
Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người
cầm y bát Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa
chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân.
Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với
Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên :
Này
các Anuruddha, các Ông có được an lành không ? Có được sống yên vui không ? Đi
khất thực có khỏi mệt nhọc không ?
–
Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành. Bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui.
Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
–
Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi
nhau. Như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không ?
–
Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi
nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
Này
các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với
sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm ?
–
Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghe như sau : “Thật lợi ích thay cho ta ! Thật
khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy !
Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân
nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau
lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn do vậy
chúng con nghĩ như sau : “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của
những Tôn giả này”. Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo
tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như
đồng một tâm.
Rồi
Tôn giả Nandiya... (như trên)... Rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn :
–
Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau : “Thật lợi ích thay cho ta ! Thật
khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng Phạm hạnh như vậy !”
Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân
nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau
lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy
chúng con nghĩ như sau : “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của
những Tôn giả này”. Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo
tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như
đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau,
như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
Lành
thay, lành thay, này các Anuruddha ! và này các Anuruddha, các Ông có sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không ?
–
Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần ?
–
Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh
cần ?
–
Ở đây, bạch Thế Tôn chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp
đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ
dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy, còn đồ ăn để lại, nếu muốn thì ăn,
nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài
côn trùng. Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân,
cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước
rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ lo liệu
(nước). Nếu làm không nỗi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu
gọi người thứ hai: “Chúng ta hãy lo liệu (nước)”. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng
con không vì vậy gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả
một đêm chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
–
Lành thay, lành thay, này các Anurudda ! Này Anuruddha, các Ông sống không
phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái an lạc không ?
–
Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như
vậy, chúng con nhận thấy được hào quang, cũng như sự hiện khởi các sắc pháp.
Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.
Chúng con không được hiểu rõ tướng ấy là gì .
–
Này các Anuruddha, tướng ấy các Ông cần phải hiểu rõ. Ta cũng vậy, này các
Anuruddha, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta
nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao
lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Này các Anuruddha, Ta
suy nghĩ như sau : “Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng
với sự hiện khởi các sắc pháp”. Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Nghi
hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định
biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ
phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các
Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào
quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến
mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy
nghĩ như sau : “Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự
hiện khởi của các sắc pháp ?” Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau :
“Không tác ý khởi lên nơi Ta Vì không có tác ý, nên định bị biến diệt nơi Ta;
khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.
Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc và không tác ý không khởi lên nơi Ta
nữa”. Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.. (như trên)... Rồi này
các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Hôn trầm, thụy miên, khởi lên nơi Ta. Vì
có hôn trầm, thụy miên nên định của Ta bị biến diệt; khi định bị biến diệt, hào
quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để
nghi hoặc, không tác ý và hôn trầm, thụy miên không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi
này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... (như trên)... Rồi này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Sự sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên
định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự
hiện khởi các sắc pháp”. Ví như, này các Anuruddha, một người đang đi trên con
đường, có kẻ giết người nhảy đến (công kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai
phía, người ấy khởi lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên
nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào
quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để
nghi hoặc, không tác ý hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta
nữa”.
Rồi
này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.. (như trên)... Rồi này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Sự phấn chấn (ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có
sự phấn chấn, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang
biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. (Ví như, này các Anuruddha, một
người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và trong một lần tìm được năm cửa miệng
kho tàng, do nhân duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha,
phấn chấn khởi lên nơi Ta). Vì có phấn chấn nên định bị biến diệt nơi Ta; khi
định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế
nào, để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn
không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật...
(như trên)... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Dâm ý (dutthullam)
khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến
diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế
nào để nghi hoặc không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý
không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật....
(như trên)... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Sự tinh cần quá độ
khởi lên nơi Ta, và vì có tinh cần quá độ, nên định lực biến diệt nơi Ta; khi
định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp (Ví
như này các Anuruddha, một người với hai tay bắt nắm quá chặt một con chim cáy
khiến con chim chết liền tại chỗ. Cũng vậy, này các Anuruddha, tinh cần quá độ
khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá độ... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. )
Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi,
phấn chấn, dâm ý, và tinh cần quá độ không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các
Anuruddha, Ta sống không phóng dật... (như trên)... Rồi này các Anuruddha, Ta
suy nghĩ như sau : “Tinh cần quá yếu đuối khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá
yếu đuối, nên định biến diệt nơi Ta; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng
với sự hiện khởi các sắc pháp. (Ví như này các Anuruddha, một người bắt một con
chim cáy quá lỏng lẻo, con chim ấy bay khỏi hai tay của người ấy. Cũng vậy, này
các Anuruddha, ... (như trên)... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp). Vậy Ta
phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn
chấn, dâm ý, tinh cần quá độ và tinh cần quá yếu đuối không khởi lên nơi Ta
nữa”. Rồi này các Anuruddha, Ta sống phóng dật ... (như trên) ... Rồi này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Ái dục khởi lên nơi Ta. Vì có ái dục.. với sự
hiện khởi các sắc pháp... (như trên)... Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc,
không tác ý... (như trên)... tinh cần quá yếu đuối và ái dục không khởi lên nơi
Ta nữa”. Rồi này các Anuruddha, Ta sống... Rồi này các Anuruddha, Ta nghĩ như
sau : “Sai biệt tưởng khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.
Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc... (như trên)... ái dục và sai biệt tưởng
không khởi lên nơi Ta nữa”.
Rồi
này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và Ta nhận
thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi sắc pháp. Những hào quang ấy không
bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi
Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp ?” Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như
sau : “Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi Ta... cùng với
sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc.. (như
trên)... các tưởng sai biệt và trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp không
khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các Anuruddha, sau khi biết được nghi hoặc là một
phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm; sau khi biết được
không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của
tâm; sau khi biết được hôn trầm, thụy miên... sau khi biết được sợ hãi... sau
khi biết được phấn chấn.... sau khi biết được dâm ý... sau khi biết được sự
tinh cần quá độ... sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối... sau khi biết
được dục ái... sau khi biết được tưởng sai biệt; sau khi biết được trạng thái
quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ trạng thái quá
chú trọng vào các sắc pháp, một phiền não của tâm.
Rồi
này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được
hào quang nhưng Ta không thấy các sắc pháp cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày.
Ta thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Do nhân gì, do duyên gì, Ta chỉ nhận thấy hào
quang, nhưng không thấy sắc pháp : cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày ?” Ta chỉ
thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các
Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Trong khi Ta không tác ý sắc tướng, nhưng có
tác ý hào quang tướng, trong khi ấy ta nhận thấy hào quang, (nhưng) không thấy
sắc pháp. Còn trong khi Ta không tác ý hào quang tướng (nhưng) tác ý sắc tướng;
trong khi ấy Ta thấy các sắc pháp, (nhưng) không nhận thấy hào quang, cả đêm,
cả ngày, cả đêm và cả ngày”.
Rồi
này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy hào
quang có hạn lượng và thấy được các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang
vô lượng và nhận thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả
ngày. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau : “Do nhân gì, do
duyên gì, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy các sắc pháp có hạn
lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm,
cả ngày, cả đêm và cả ngày ?” Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như
sau : “Khi nào định có hạn lượng, khi ấy mắt của Ta có hạn lượng; với con mắt
có hạn lượng. Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy sắc pháp có hạn
lượng. Nhưng khi nào định của Ta không hạn lượng, trong khi ấy mắt của Ta thành
vô lượng, và với con mắt vô lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang vô lượng và thấy
các sắc pháp vô lượng cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày”.
Này
các Anuruddha, khi nào biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, thời nghi
hoặc phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được không tác ý là một
phiền não của tâm, thời không tác ý phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào
biết được hôn trầm, thụy miên... ; khi nào biết được sợ hãi... ; khi nào biết
được phấn chấn... ; khi nào biết được dâm ý... ; khi nào biết được tinh cần quá
độ... ; khi nào biết được sự tinh cần quá yếu đuối... ; khi nào biết được dục
ái... ; khi nào biết được tưởng sai biệt... ; khi nào biết được trạng thái quá
chú tâm đến các sắc pháp là một phiền não của tâm, thời trạng thái quá chú tâm
đến các sắc pháp một phiền não của tâm được đoạn trừ. Rồi này các Anuruddha, Ta
suy nghĩ như sau : “Những phiền não tâm của Ta đã được đoạn trừ. Nay Ta tu tập
ba loại định”. Rồi này các Anuruddha, Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập
định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm không tứ; Ta tu tập định
có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ; Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập
định câu hữu với xả. Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ;
khi nào Ta tu tập định không tầm chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có
tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có
hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời tri kiến khởi lên nơi Ta: “Giải
thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện
hữu”.
Thế
Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
(Bản dịch của HT. Thích Minh Châu)