SỐNG TRONG HIỆN TẠI

Thích Nữ Trí Hải
Con người đau khổ là vì hoài niệm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai, không bao giờ sống trọn vẹn với hiện tại. Một kỷ niệm, nếu là chuyện vui đã làm ta vô cùng thích thú, thì ta ưa làm cho nó sống lại bằng trí tưởng tượng. Chẳng hạn ta hồi tưởng một cuộc đi chơi núi với những người bạn thân. Ta nhớ đến lúc chuẩn bị cuộc hành trình, những người tham dự, nhớ đến cảnh đẹp trên những con đường đã đi qua, nhớ tới khi lên đến đỉnh núi, nhìn thấy cảnh trí đẹp như thế nào, nhớ những lời nói, động tác của những người bạn trong lúc đó. Dĩ vãng trở về trong vòm trời tâm thức ta như một khúc phim sống động làm ta say mê, đắm chìm trong đó, không còn biết gì tới hiện tại với những tiếng động chát chúa khó ưa: tiếng ồn của xe cộ, của người, của vật, của ống loa phóng thanh, của toàn những thứ "oan gia tụ hội"! Đó quả thực là một cách trốn chạy hữu hiệu không khác gì một liều thuốc an thần, một cuộc rượu, một ván bài, một trò giải trí, hay một thời tham thiền nhập định, nếu thiền định đây chỉ là "làm trống không cái tâm, không nhớ nghĩ". Bởi vì chung quy đó đều là những phương tiện tạm thời giúp ta chạy trốn thực tại trong chốc lát, cái thực tại đau khổ mà ta muốn thoát ly.

NỮ GIỚI TRONG ĐẠO PHẬT

Thích Nữ Trí Hải

Thông thường, nói đến phụ nữ, người ta nghĩ ngay đến những phong trào đòi bình quyền, đòi quyền sống, đến những quan niệm kỳ thị nam nữ, những ý kiến ủng hộ hay chống đối trước những quan niệm ấy, chia ra hai phe rõ rệt mà người bênh vực sự kỳ thị đa số là phái nam, và người chống đối luôn luôn là phái nữ. Tựu trung, vấn đềkỳ thị nam nữ cũng như kỳ thị chủng tộc, tôn giáo... bao hàm tranh chấp quyền lợi và thế lực. Ở đâu còn tranh chấp, ở đấy sẽ còn đủ loại kỳ thị. Sự kỳ thị chỉ chấm dứt khi nào con người vươn lên bình diện tâm linh, nơi không còn tranh chấp. Trong địa hạt vật chất cũng như tinh thần, khi một người no tất phải có những kẻ khác đói, một người dư dật thì kẻ khác phải thiếu thốn, một người được gọi là tài giỏi hay ho tất phải có kẻ chịu tiếng vụng về khờ khạo. Niềm hân hoan, sự chiến thắng của một cá nhân hay một đoàn thể này bao hàm nỗi tủi nhục, sự thất bại của một cá nhân, một tập đoàn khác. Chỉ trong địahạt tâm linh, niềm vui của ta mới không phải trả giá bằng nỗi khổ của người, mà còn tỏa rộng bóng mát của nó cho mọi kẻ chung quanh. Chỉ trong địa hạt tâm linh, mỗi con người mới có thể đạt đến tự do tuyệt đối mà không phương hại đến kẻ khác, và chỉ trong địa hạt tâm linh, tình yêu mới không thể biến thành ganh ghét hận thù. Cho nên chỉ có những bậc Thầy tâm linh vĩ đại mới không có thành kiến về phụ nữ, vì họ đã vượt ra ngoài tranh chấp, ra ngoài yêu ghét thường tình. Đức Phật chính là bậc Thầy tâm linh vĩ đại đã mở ra cho nữ giới con đường giải phóng không những ra khỏi một thân phận đen tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà còn ra khỏi ngục tù bản ngã nhỏ hẹp để vươn lên Chân lý, Niết bàn.
Nói chung, những đức tính và thói xấu của phụ nữ khác hẳn của nam giới. Nếu ở nam giới Trí tuệ được đề cao, thì đức tính được đề cao ở nữ giới là Từ bi, bởi thế mà tượng Bồ tát từ bi đều có dạng nữ. Nếu ở nam giới, can đảm chí khí được tán dương thì ở nữ giới người ta chờđợi sự nhẫn nhục ôn hòa, đức bao dung tha thứ. Thánh Gandhi đã xem phụ nữ là hiện thân của đức khoan hồng. Nếu ở nam giới, sự ănto nói lớn, hoạt bát hùng hồn là một đức tính thì trái lại, đức tính của phái nữ nằm trong sự nhũn nhặn. Nếu ở nam giới, quyền lực uy phong được ca tụng thì ở nữ giới, đức tính cần thiết là khiêm tốn. Nhưng những đức tính nữ có những mặt trái đánh lừa ta, ví dụ ta dễ lẫn lộn sự si ái với từ bi, hoặc có khi ta tưởng mình từ bi mà kỳ thực chỉ là thói bám víu và ưa che chở quá mức cần thiết. Vì người đàn bàđóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại sự sống, nên họ dễ xem mình là tất cả, dễ nghĩ rằng không có ta đây thì không xong.Đức tính im lặng nhẫn nhục nơi phụ nữ có thể có mặt trái là chấp trước, ôm hận xuống tuyền đài, khó giải thoát. Đức tính nhũn nhặn khiêm tốn của phụ nữ có thể chỉ là thói nhút nhát ỷ lại, đỏm dáng, luôn lệ thuộc vào kẻ khác.

NGUỒN SINH LỰC ĐẠO PHẬT QUA TRUNG BỘ KINH


Thích Nữ Trí Hải

Qua Trung bộ kinh gồm 152 kinh do Hòa Thượng Minh Châu phiên dịch, chú thích và giảng giải, chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa. Ở đâyđức Phật được làm sống lại như một con người, và một con người tuyệt luân. Nghe Trung bộ kinh, chúng ta như được thở lại bầu không khí trong lành vườn Cấp cô độc ngày xa xưa ấy. Chúng ta cảm như được dự phần vào pháp hội đông đảo thính chúng của Phật gồm cả loài Người và chư Thiên. Chúng ta như được gần gũi chư vị Thánhđệ tử quen thuộc kính yêu mà khoảng cách thời gian dài 25 thế kỷ và không gian cả đại trùng dương không làm cho chướng ngại. Này đâylà tôn giả A Nan đẹp trai khả kính, đầy nhân ái, bao dung, đa cảm. Ngài là ân nhân của phụ nữ và 12 loại cô hồn. Chính nhờ Ngài mà phụ nữ được phép xuất gia. Lại theo truyền thống Đại thừa giáo, thì chính tôn giả là người phát minh ra trai đàn chẩn tế mệnh danh "cứuđảo huyền" (cái khổ bị treo ngược) vào ngày rằm tháng bảy. Trong nghi chẩn tế có nói tôn giả Nan Đà nhân nhập định thấy đức Bồ tát Quan Âm thị hiện thành vị thần mặt đen lưỡi dài để cứu khổ chốn địangục. Ngài bèn bạch Phật và nhân đấy bày ra việc cúng cơm cháo cho cô hồn đói khổ: "Nan đà tôn giả nhân nhập định, Cứu khổ Quan Âm thị Diện nhiên"Này đây là tôn giả Ca Diếp nghiêm túc với hạnhđầu đà. Này đây Tôn giả Mục Kiền Liên, chan chứa đức bi mẫn, nêu cao gương hiếu hạnh. Này đây là tôn giả Xá Lợi Phất với trí tuệ bạt tục siêu quần. Và ôi, cảm động xiết bao, khi ta hình dung lại bóng Từ Tôn, Đấng Đại Giác bằng xương bằng thịt qua những dòng kể của thanh niên ngoại đạo Uttara: "Tôn giả Gotama ngồi, tâm hướng đếnlợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới. Đđến tu viên, tôn giả thuyết pháp cho hội chúng, không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy... Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỉ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi vẫn đoái nhìn lại không muốn rời bỏ. Chúng con thấy Tôn giả Gotama đi, chúng con thấy tôn giả Gotama đứng, chúng con thấy Tôn giả Gotama ngồi im lặng trong nhà. Chúng con thấy Tôn giả Gotama ăn trong nhà. Chúng con thấy Tôn giả Gotama sau khi ăn xong, ngồi im lặng. Chúng con thấy Tôn giả Gotama sau khi ăn xong, nói lời tủy hỉ công đức. Chúng con thấy tôn giả đi đến tu viện, chúng con thấy tôn giả đi đến tu viện ngồi im lặng. Như vậy và như vậy là Tôn giả Gotama ấy, như vậy và còn nhiều hơn vậy nữa.(Kinh Phạm Ma). Hình ảnh đức Từ Phụ như trở về trong vòm trời tâm thức chúng ta qua những lời kể thật thà chất phác ấy.


Kinh Năm Vị

TLNX: Thiền sinh đạo tràng Thiền Quang muốn hiểu về vô ngã để thực tập tốt thì nên đọc lại bài kinh này cho thật kỹ.
--------------------------

1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) – Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

Nho giáo du nhập vào Việt Nam

TLNX: Đây là bài viết đã cũ được đăng lại trên VHNA. Cuối bài viết, học giả Trần Văn Giàu nhận định rằng: "Nho giáo trở lại làm vũ khí tinh thần chính thức cho cánh phong kiến phản động nhất. Cánh phong kiến phản động nhất thì tất nhiên tìm học, dạy và ứng dụng những cái lạc hậu nhất của Nho giáo." Nhận định này không có gì lạ bởi ai tìm hiểu Nho giáo ở Việt Nam cũng như Nho gia Trung Quốc cũng đều có thể hiểu điều này. 
Bài viết bàn nhiều về tôn giáo, đặc biệt là sự hưng suy của Phật giáo. Thiết nghĩ, người quan tâm đến Phật giáo Việt Nam hiện nay rất nên đọc, nên TLNX xin giới thiệu ở đây. 
-----------------------------------------------------
Nho giáo du nhập vào Việt Nam
TRẦN VĂN GIÀU
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nho-giao-du-nhap-vao-viet-nam
Khuê Văn các - Văn miếu Quốc  tử giám Hà NộiKhuê Văn các - Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội
Nhân dân Văn Lang, Âu Lạc (nước Việt-nam thời cổ đại), đã có một nền văn hóa với những đặc điểm cơ bản riêng của mình, điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Không phải vì để phá óc tự ti mà, vào những thế kỷ đầu của thời kỳ độc lập, ông ta chúng ta bày chuyện nước Văn Làng xưa ngang thời Đường. Nghiêu bên Bắc phương. Có Văn Lang thật, có Hùng Vương thật. Hơn nữa, số tài liệu rất lớn mà khoa cổ học Việt-nam đã phát hiện và tích lũy đến nay chứng minh khá đầy đủ rằng cư dân Văn Làng, Âu Lạc đã đạt một trình độ văn hóa có thể gọi là rực rỡ biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách… mà người Việt-nam hiện đại rất tự hào. Đó là chưa kể những thần thoại và truyền thuyết anh hùng mấy nghìn năm sau hãy còn có tác dụng tích cực. Nhưng chúng ta chưa biết vào thời Văn Lang, Âu Lạc đó, nhân dân ta đã có văn tự riêng chưa?. Đã có một nền hoc vấn như thế nào rồi?. Lấy lý mà xét thì nếu đúc được trống đồng xinh đẹp như trống đồng Ngọc Lũ, xây dựng được thành quách hùng vĩ như thành Cổ Loa, thì cũng có thể bước đầu sáng tạo ra văn tự được. Sách Thánh Tông di thảo có truyện giả định rằng xưa kia tổ tiên chúng ta đã dùng một thứ chữ riêng phỏng theo hình cầm thú, thảo mộc, sự vật, tức là đã có một nền văn học rất sơ khai, nền văn học đó bị mất hẳn đi từ lúc nước ta nội thuộc nhà Hán, vì nó đụng phải học vấn Trung Quốc cao hơn, mạnh hơn, vì dân tộc ta bị cả ngàn năm đô hộ.

KINH TÙY PHIỀN NÃO (Upakkilesasutta)

TLNX: Thiền sinh đạo tràng Thiền Quang nên đọc kỹ phần cuối để biết rõ quá trình phát triển tâm. 
----------
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Kosambi (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cu-sư-la). Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambi, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ :
– Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo ! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau !
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng ! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú ! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

TS Nguyễn Thụy Anh: 'Các em nhỏ không thờ ơ với sách'

TLNX: Bài phỏng vấn này cũ rồi. NX thấy có vài ý hay nên xin lưu lại đây để bạn nào thích thì đọc.
---------------------------------
Trong 5 năm vừa qua "Câu lạc bộ Đọc sách cùng con" đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành thói quen đọc sách ở trẻ và tạo được một cộng đồng đọc sách.
Câu lạc bộ Đọc sách cùng con là một tổ chức xã hội, hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền và hỗ trợ văn hóa đọc cho cộng đồng, do Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh thành lập 6/6/2010 tại Hà Nội.
Câu lạc bộ hoạt động theo tiêu chí hoàn toàn phi lợi nhuận, với một nhóm trí thức, giáo viên, nhà văn, nhà thơ, dịch giả… và cộng tác viên đã tiến hành những chương trình Đọc và cổ xúy việc đọc sách trong cộng đồng, xây dựng kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho các em nhỏ, qua đó chia sẻ và tư vấn với các bậc phụ huynh về các vấn đề liên quan đến tâm lý lứa tuổi và kỹ năng tiếp cận con trẻ trong nhiều trường hợp cụ thể.