Ý - như một bài thơ thiền

TLNX: Bài Ý vốn là một bài kệ chứ không phải là thơ. Bài kệ này được tìm thấy trong bộ Chơn Lý, một tập luận rất quý về Pháp lý nhà Phật của Tổ sư Minh Đăng Quang (1923-?). Ý ở đây được gọi là một bài thơ đơn giản vì nó có chất thơ.
Nguồn đời nước chảy thận chiều,
Cảm thương cái bọt riu riu xuôi dòng!
Chất thơ thì có thể có trong cảm nhận của người này mà không có trong cảm nhận của người khác! Hờ hờ!
Bài thơ này giàu chất người chất đạo. Và đặc biệt, nếu chúng ta thử xếp chân ngồi lại vài ngày, sau đó đọc bài Ý, chúng ta sẽ thấy Ý như một bài thơ thiền rất bình thường mà đượm chất. Chất thiền ở đây sẽ gợi cho chúng ta một cách Ngó, Nghe, Ngửi, Nếm, Sờ hoàn toàn khác!
-------------------------------------------------

Con  người cái ý vốn hai,
Khi mừng khi giận, đổi thay không lường
Vội vàng khi ghét khi thương,
Khi vui, vui ngất, khi buồn buồn hiu.
Muốn, ưa tạo sắm đủ điều,
Rồi khi chê chán bỏ liều như chơi!

Kinh Bahiya - Thấy nghe cảm biết như thật

"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

TLNX: Hôm nay ngày 15.8.2015, có ít nhất 17 người được nghe lại lời dạy này từ Đức Thế Tôn, hiểu và sống theo lời dạy đó. Vui thay sống như Pháp! Vui thay sống như Pháp!
24.12.2014-15.8.2015

Kinh Bahiya (Ud.1.10)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ,Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống vớiBàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:

- Này Bàhiya. Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán.

- Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

- Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán. Chánh Ðẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán.

Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau:

- Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Kinh thân hành niệm - Sống quán thân trên thân

(Majhima Nikaya)

119. KINH THÂN HÀNH NIỆM

(Kayagatasatisuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
– Thật vi diệu thay, chư Hiền giả ! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả ! Thân hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Và câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn.
Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiện tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì ? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn ?

Cám ơn cuộc đời

TLNX: Sống hài lòng với vật chất giản đơn là một cuộc sống thanh nhẹ, để có thể hướng đến con đường tâm linh nhiều hơn. Với hạnh phúc này, tôi hiểu ra rằng, khi nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống được đáp ứng, hạnh phúc tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc chủ quan của mỗi người hơn là những gì bên ngoài. Tại sao ta lại phải tự chuốc lấy khổ đau khi chìa khóa hạnh phúc ta đã nắm trong tay chứ?! Thật đơn giản. Đó là cách chia sẻ của Hằng Như trong nhiều bài viết gần đây. Cảm ơn Hằng Như đã chia sẻ bài viết này.
------------------------------------------------- 

Cuộc đời là kết tinh tất cả những gì góp phần làm nên cuộc sống sinh động trong ta và quanh ta, nuôi dưỡng ta thành một con người trong hiện tại. Ông bà tổ tiên, cha mẹ là một phần của cuộc đời. Điều kiện sống, môi trường tự nhiên, xã hội văn hóa là một phần của cuộc đời. Những mối quan hệ ta thiết lập với người quen kẻ lạ là một phần của cuộc đời… Mỗi mảng là một phần của cuộc đời đang cưu mang ta và cơ thể ta cũng là một phần của chính cuộc đời mình. Với tất cả những điều này, tôi luôn tâm niệm cám ơn cuộc đời, khi ở phương diện này, lúc ở khía cạnh khác, đã đưa tôi vào một thế giới muôn sắc màu lung linh đầy sinh động. Chính cuộc đời đã cho tôi những trải nghiệm sâu sắc và thú vị của kiếp người vô cùng đặc trưng và quý giá. Cuộc đời tặng ta bao điều mới lạ để ta có chất liệu làm mới bản thân mình mỗi ngày. Xin cám ơn cuộc đời, ít nhất ở các phương diện sau: