Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông
Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi
đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu
chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
“Thật
hy hữu thay chư Hiền ! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực,
đại uy lực của Như Lai ! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn,
đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly
mọi khổ: “Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như
vậy... giới hạnh như vậy... pháp hạnh như vậy... tuệ hạnh như vậy.. trú hạnh
như vậy... chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy”.
Khi
được nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với các Tỷ-kheo ấy : “Thật hy hữu
thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu ! Thật vị tằng hữu thay chư
Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu !”
Và
câu chuyện giữa các Tỷ-kheo ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ
Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã
soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo :
–
Này các Tỷ-kheo, nay các Ông ngồi nói chuyện gì ? Câu chuyện gì giữa các Ông bị
gián đoạn ?
–
Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng
con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên : “Hy hữu
thay, chư Hiền... (như trên)... chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy”. Khi
được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda nói với chúng con như sau :
“Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu ! Thật vị tằng hữu
thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu !” Câu chuyện này giữa chúng
con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.
Thế
Tôn bảo Tôn giả Ananda :
–
Do vậy, này Ananda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu
của Như Lai.
–
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Chánh niệm tỉnh
giác, này Ananda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) “Tusita”. Vì rằng, bạch
Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì
sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Chánh niệm tỉnh
giác, này Ananda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita”. Vì rằng, bạch Thế
Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì
sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Chánh niệm tỉnh
giác, này Ananda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng”.
Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng
Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy
hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm, tỉnh
giác này Ananda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu
thai”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên
chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế
Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa
oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên
chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các
vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các
thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt
trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong
những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện
ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và
nói : “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này
chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu,
thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con
thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
mẫu thai, này Ananda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói :
“Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay
mẹ vị Bồ-tát”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn,
là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh,
không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu
lên chất men”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn,
là một hy hữu. là một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và
mẹ Bồ-tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm”. Vì
rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một
vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
mẫu thai, này Ananda, mẹ vị Bồ-tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ, tận hưởng
trọn năm dục công đức”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch
Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát nhập
mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan
hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi
bộ phận và chân tay. Này Ananda, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần
nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong
mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu
vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên
bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng : “Đây là viên ngọc lưu ly, thanh
tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết,
hoàn hảo trong mọi phương diện. Đây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu
vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt”. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát
nhập mẫu thai, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với
thân khoan khoái.
Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Sau khi sanh Bồ-tát
bảy ngày, này Ananda, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu suất”. Vì
rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một
vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Trong khi các
người đàn bà khác, này Ananda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười
tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang
Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh”. Vì rằng, bạch Thế Tôn.. con thọ trì
sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người
đàn bà khác, này Ananda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ-
tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát”. Vì rằng bạch Thế Tôn...
con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế
Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng
mẹ sanh ra, này Ananda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”.
Vì rằng, bạch Thế Tôn ... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu,
một vi tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng
mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài,
đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ ! Hoàng Hậu sanh một bậc
vĩ nhân”. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là
một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát từ bụng
mẹ sanh ra, này Ananda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt
nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không
bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ananda, ví
như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc
không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô
hòn ngọc. Vì sao vậy ? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ananda, khi
Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước
nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào,
không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch”. Vì
rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một
vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát từ bụng
mẹ sanh ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một
dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ”. Vì rằng,
bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị
tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Bồ-tát khi sanh
ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc,
bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên
tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau : “Ta là bậc tối thượng ở trên đời
! Ta là bậc tối tôn ở trên đời ! Ta là bậc cao nhất ở trên đời ! Nay là đời
sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”. Vì rằng, bạch Thế
Tôn... con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu
của Thế Tôn.
Bạch
Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : “Khi Bồ-tát từ bụng
mẹ sanh ra, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai
lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư
Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các
Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế
giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời
với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những
cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các
chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói : “Cũng
có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung
động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của
chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn... con thọ trì sự việc này,
bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
–
Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của
Như Lai. Ở đây, này Ananda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến;
được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng
được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú;
được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ananda, hãy thọ trì việc này là một
hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.
–
Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được
biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được
biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được
biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một
hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.
Tôn
giả Ananda, nói như vậy. Bậc Đạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời
Tôn giả Ananda nói.