Thất vọng, bối rối, và tất cả những cảm giác khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái có thể gọi là sự chết. Chúng ta hoàn toàn mất chỗ dựa, chúng ta hoàn toàn không thể chịu nổi, và cảm giác như mình đang ở nơi giới hạn tận cùng của mọi thứ. Thay vì nhận thấy rằng chúng ta sắp phải chết đi để được tái sinh, thì chúng ta lại chống chọi với nỗi sợ chết.
Nhận biết nỗi sợ
Bạn không thể vừa tồn tại trong một thời điểm và vừa kể lại các tình tiết ấy trong cùng thời điểm đó. Hãy tự trải nghiệm điều này, và xem thử nó sẽ thay đổi bạn như thế nào. Tính vô thường thể hiện rất rõ ràng trong giây phút hiện tại. Lòng bi mẫn, sự ngạc nhiên và lòng dũng cảm cũng vậy. Và nỗi sợ cũng không ngoại lệ. Thật ra, bất cứ ai đang đứng trước một điều bất khả tri, hoàn toàn có mặt ở hiện tại, không có điểm để y cứ, thì sẽ cảm nhận được trạng thái vô trụ. Đó là lúc mà chúng ta có thể hiểu sâu hơn, khi chúng ta biết được rằng giây phút hiện tại rất mong manh và có thể hoàn toàn bị phá vỡ.
Bắt đầu từ nơi bạn đang đứng
Trong thực hành thiền căn bản cũng như những thực hành khác trong tonglen, điều bạn phải làm là giữ mình ở thế cân bằng giữa việc thể hiện và kiềm nén. Chúng ta phải học cách nhận ra những ý nghĩ về thù ghét, tham vọng, đói khổ, miễn cưỡng. Chúng ta tập nhận diện những ý nghĩ ấy như là những luồng “suy nghĩ”, rồi để những suy nghĩ đó ra đi, và bắt đầu tiếp xúc với trường năng lượng nằm sâu bên dưới những suy nghĩ đó. Chúng ta sẽ dần nhận ra được ý nghĩa sâu sắc khi buông cho những ý nghĩ trong đầu mình ra đi, mà không phải chối bỏ hay kiềm nén chúng. Chúng ta sẽ biết cách ngồi tại chỗ của mình và hoàn toàn cảm nhận mọi thứ đằng sau mạch chuyện với bao nhiêu là thù hận, ham muốn, đố kỵ, khốn khổ,... đằng sau tất cả vô vọng và tuyệt vọng. Chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận năng lượng của trái tim, của thân thể, của cổ, của đầu, của bao tử - tất cả những gì nằm sau mạch chuyện ấy. Chúng ta sẽ nhận ra một điều gì đó rất êm dịu, đó là tâm bồ-đề. Nếu chúng ta kết nối trực tiếp với tâm bồ-đề, thì tất cả những gì còn lại đều là gia tài của mình.
Chào người quá cố
TLNX: Chào người quá cố là một nghĩa cử cao đẹp. Và rất thiêng liêng. Có một người sắp trở thành người quá cố, vẫn ung dung, thanh thản, hồn nhiên, yêu đời, chào người ở lại: Với đời ta chết từ lâu / Với ta đời vẫn một màu xanh tươi. Ôi, cao đẹp và thiêng liêng biết bao!
------------------
Chào người quá cố
Nguồn: Giác Ngộ
Xã hội tuy có nhiều sự phân biệt nhưng sự sống thì giống nhau. Phật giáo quan niệm con người sanh ra trên đời đều do từ nhân duyên mà có. Khoa học cho rằng con người là sự kết hợp giữa âm dương tạo thành. Dù với phương diện nào thì con người cũng vẫn là linh vật đứng trên mọi linh vật. Đã cùng có mặt trên đời, cùng có sự sống giống nhau thì đều có mối tương quan mật thiết với nhau.
------------------
Chào người quá cố
Nguồn: Giác Ngộ
Xã hội tuy có nhiều sự phân biệt nhưng sự sống thì giống nhau. Phật giáo quan niệm con người sanh ra trên đời đều do từ nhân duyên mà có. Khoa học cho rằng con người là sự kết hợp giữa âm dương tạo thành. Dù với phương diện nào thì con người cũng vẫn là linh vật đứng trên mọi linh vật. Đã cùng có mặt trên đời, cùng có sự sống giống nhau thì đều có mối tương quan mật thiết với nhau.
Của Tôi
- Ăn đi, mít ngon lắm. Mít vườn đó.
- Mít nào chẳng mít vườn?
- Nhưng đây là mít vườn của tôi.
Mọi người cùng cười rân như thể cả làng đều cảm thông cho ông chủ mít.
Từ một câu chuyện đơn giản, mít vườn, những ý tưởng về của tôi cứ miên man trong dòng suy tư của hầu hết mọi người có mặt tại vườn ươm sáng nay. Nhất là trong suy nghĩ của người làm vườn.
- Mít nào chẳng mít vườn?
- Nhưng đây là mít vườn của tôi.
Mọi người cùng cười rân như thể cả làng đều cảm thông cho ông chủ mít.
Từ một câu chuyện đơn giản, mít vườn, những ý tưởng về của tôi cứ miên man trong dòng suy tư của hầu hết mọi người có mặt tại vườn ươm sáng nay. Nhất là trong suy nghĩ của người làm vườn.
Subscribe to:
Posts (Atom)