"Không ngoài sự tướng thế gian, không ngoài công việc thế gian mà có Phật pháp. Chính trong công việc thế gian, trong sự tướng thế gian mà có Phật pháp. Phật pháp ở trong đó với những tinh thần sáng suốt giác ngộ của những người hiểu Phật pháp."
Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng
HT. Thích Thiện Siêu
(Nguồn: Thích Thiện Siêu, 2003, Phật ở trong lòng. Nxb Tôn Giáo, tr. 6-9.)
... Hôm nay, trong ngày kỵ giỗ Tổ, lại là lúc mà sự xây dựng Sắc tứ
Tịnh Quang tự được
hoàn thành cơ bản và các vị trong Ban Kiến thiết Tỉnh Giáo hội ở đây quyết định tổ chức lễ An vị Phật để
phụng thờ.
Nhân đây tôi xin nói thêm về việc thờ tự như tại sao phải an vị Phật và
an vị có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật
trong lòng của chúng ta và cũng để làm duyên cho mọi người khác đến. Sau chúng ta có thể nhìn thấy Phật mà
phát huy Đức
Phật trong lòng của mình lên.
Nói về thờ Phật thì có câu chuyện của ngài Triệu Châu như sau:
Ngày xưa có một người đến chùa lạy Phật thì gặp Thiền sư Triệu Châu, ngài bảo vào chùa
lễ Phật đi.
Anh ta vào chùa ngó qua ngó lại vài vòng trở ra thưa rằng: Phật đâu có, chỉ có mấy vị tượng gỗ tượng đồng
mà thôi. Ngài Triệu Châu nói: Chính là đó. Anh ta lại hỏi: Vậy thì Phật đâu? Ngài nói: Phật ở trong chùa.
Chúng ta hiểu thế nào về câu chuyện đối đáp của ngài với anh cư sĩ đến chùa lạy Phật? Cũng với tinh thần đó có một lần thượng đường, Thiền sư Triệu
Châu đọc bốn câu kệ:
"Kim
Phật bất độ lô,Mộc Phật bất độ hỏa,
Thổ Phật bất độ thủy,
Chơn Phật tại Kỳ trung".
Nghĩa là:
"Phật
vàng không qua khỏi lò,Phật gỗ không qua khỏi lửa,
Phật đất không qua khỏi nước,
Phật thật ở trong đó".
Vua Lê Thánh Tông trong khi đọc bài kệ đó, đầu óc ông nặng kiến thức về Nho giáo
cho nên vua quên câu sau: Chơn Phật tại kỳ trung mà vua chỉ đọc ba câu đầu rồi cho rằng: Phật không tự
cứu được mình thì còn cứu ai! Chính ý kiến của vua Lê Thánh Tông ngày trước
không hiểu đúng
tinh thần Phật pháp thì lảng vãng đâu đó lúc này, lúc khác, sau này cũng có những người đem ý kiến đó ra để chê rằng: Phật không
tự cứu lấy mình thì làm sao cứu được ai.
Vậy khi chúng ta thờ Phật, chúng ta phải cố gắng đọc cho hết 4 kệ đó, nhất là cố gắng đọc cho trọn ý nghĩa của câu chót: Chơn
Phật tại kỳ trung, thì chúng ta mới thấy hết ý nghĩa của sự thờ Phật là cao cả
như thế nào. Bởi vì Phật pháp bất ly thế gian giác, không ngoài sự tướng thế gian, không ngoài công việc thế gian mà có
Phật pháp. Chính trong công việc thế gian, trong sự tướng thế gian mà có Phật
pháp. Phật pháp ở trong đó
với những tinh thần sáng suốt giác ngộ của những người hiểu Phật pháp.
Vì vậy, nếu chúng ta thờ Phật một cách trang nghiêm thanh tịnh thì
chúng ta phải hiểu tinh thần bốn câu kệ của ngài Triệu Châu, khi ấy việc thờ
Phật của chúng ta mới có ý nghĩa và việc thờ Phật của chúng ta mới đem lại sự an lạc cho bản thân, cho gia
đình và cho xã hội. Chính tinh thần từ bi đó của đạo Phật là tinh thần cởi mở, tinh
thần hòa hợp, tinh thần bao dung, cho nên đạo Phật đã nối kết được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm
như là một chất keo nối kết quá khứ với hiện tại, gắn liền dân tộc từ xưa cho đến ngày hôm nay.
Trong chất keo để gắn bó tạo nên sự đoàn kết của nhân dân ta để tạo thành một sức mạnh giữ gìn độc lập cho dân tộc đến ngày hôm nay, chất
keo ấy chính là đạo
Phật. Và chất keo đó ngày nay vẫn còn.
Vì vậy tôi mong rằng, khi Phật đã thờ ở đây thì các Phật tử cố gắng đi chùa để tụng kinh, học Phật, nhất là cố gắng
chiêm ngưỡng tượng Phật trên chùa để phát huy Đức Phật ở trong lòng của chúng ta lên. Được như thế thì sự thờ Phật của chúng ta
mới đầy
đủ ý nghĩa và mới đem lại cho chúng ta sự an lành thiết thực mà Đức Phật đã dạy bảo cho chúng ta.
Bấy nhiêu lời tôi xin cầu chúc quí vị Tôn túc và chư Phật tử luôn
luôn được
an lạc trong chánh pháp của Phật đà.