Nghiệp là gì?

Karma (nghiệp) là một chủ đề khó. Về cơ bản nghiệp có nghĩa rằng những gì xảy ra trong cuộc sống của bạn hẳn là kết quả của những điều mà bạn đã làm trước đây. Đó là lý do tại sao bạn được khuyến khích là phải chấp nhận những gì xảy ra với mình hơn là đổ lỗi cho người khác. 

Thằng bạn bất lương



Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng nọ mặt mũi cũng dễ coi nhưng phải cái hơi ngu, chúng ta gọi anh là Tâm cho tiện.

Một hôm Tâm kết bạn với Ý là một tên du thủ du thực, đa mưu túc trí, chuyên nghề lường gạt chôm chỉa mà sống. Thấy Tâm chất phác dễ tin, Ý bèn dỗ ngọt dẫn Tâm đến một chốn xa xôi hẻo lánh chăn dê cho người để lấy tiền lập nghiệp, tên bất lương lấy trước sáu tháng tiền công của bạn rồi ra đi với hứa hẹn là sẽ tìm nơi tậu nhà cửa ruộng vườn cho Tâm.

Sáu tháng sau, Ý đến vui vẻ báo tin:

- Chú Ba à! Số chú thật là may mắn. Món tiền hôm trước chú đưa cho anh chả thấm vào đâu... Anh phải bù đắp thêm gấp bội và đã tậu cho chú đầy đủ cả nhà cửa ruộng vườn khang trang lắm! Anh những ước mong sao chú được trở về đó để anh lo bề gia thất cho chú xong xuôi thì có chết anh cũng cam lòng... ngặt vì tiền cưới xin hơi đắt. Vậy chú cố gắng làm công thêm một năm nữa nhé.

Mở rộng lòng từ hơn nữa

Làm thế nào để giảm bớt xung đột trên hành tinh này? Đặt câu hỏi này với cấp độ cá nhân là: Làm thế nào tôi có thể giao tiếp với người đã từng làm tổn thương mình hoặc tổn thương người khác? Tôi phải giao tiếp như thế nào để không gian được mở ra và cả hai người đều bắt đầu tiếp xúc được với những suy nghĩ sáng suốt căn bản mà cả hai cùng có? Tôi phải giao tiếp như thế nào để những điều tưởng chừng như đã đông lạnh, không thể giải quyết được, và những xung đột lâu năm bắt đầu trở nên mềm ra và sự trao đổi với lòng bi mẫn bắt đầu thực hiện được?

Chàng rể đa sự

TLNX: Chân lý là một cái gì khi ẩn khi hiện như thực như hư. Hành giả thường không biết mình đang làm gì và ở nơi đâu trên đường tìm kiếm, đang đi hay sắp đến. Đạo ở nơi đâu, ra sao mà thiền sư Nam Tuyền lại khẳng định rằng: "Tâm bình thường là đạo". Và Tổ Đạt Ma lại dạy : "Càng cố tâm tìm càng chẳng biết". Nhất là câu nói sau đây của Cổ Đức: "Đáo xứ phùng nhân mạch diện khinh" có nghĩa nôm na rằng:"Sau khi lội suối trèo non mất bao nhiêu năm cần cù tìm kiếm. Rốt cuộc ta sẽ gặp lại người mà ta vẫn thường khinh dễ mỗi khi ta gặp mặt hàng ngày... Đọc lại đoạn này, liền muốn chia sẻ cùng thân hữu Thiền Quang, nhất là các bạn đang về ngồi yên trong đợt "nhập thất" cuối năm 2015 này.
---------------------------

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nọ, chúng ta cứ tạm gọi anh chàng là An cho tiện.

An được cha mẹ hứa hôn với một cô gái láng giềng đồng trang lứa. Hai đàng chưa hề giáp mặt nhau. An chỉ nghe phong phanh rằng vị hôn thê của mình là một thiếu nữ khá diễm lệ, tam tòng tứ đức đều đầy đủ. Và các bạn chàng vẫn thường kín đáo tỏ bày niềm ao ước được một người bạn đường tốt đẹp như chàng.

Để chứng tỏ cho cô dâu và mọi người biết rằng đàng gái đã không lầm khi chọn mình làm rễ động sàng, An cương quyết sẽ không bao giờ rước vợ nếu chưa lập được công danh với đời.

Từ đó người ta thấy An ngày đêm sôi kinh nấu sử, luyện võ ôn văn.

Ngày tháng dần qua, biết bao lần đàng gái bắn tin cho An biết rằng họ không đòi hỏi nơi chàng gì hết, rằng tân nương sẽ được đưa đến vô điều kiện như lời giao ước năm xưa.

Sự trở ngại

Khi bạn bắt đầu bước chân trên hành trình dấn thân, bạn sẽ thấy rằng cuộc hành trình này thường rất gian nan. Khi bạn bắt đầu muốn sống trọn vẹn cuộc sống của mình thay vì chọn cái chết, bạn nhận ra rằng chính bản thân cuộc sống chứa đầy những trở ngại. Sự nồng nhiệt chân thành của lòng mình là một món quà quý giá, nhưng không ai có thể thực sự cho bạn điều đó. Bạn phải tìm ra con đường của trái tim và bước đi trên con đường đó. Và khi chọn con đường đó, bạn một lần nữa và một lần nữa lại gặp những trở ngại, đó là những bực dọc, sai lầm và đau đầu của chính mình. Nhưng khi bạn toàn tâm toàn ý thực hành, toàn tâm toàn ý đi theo con đường đó, thì những khó khăn không phải là chướng ngại nữa, mà nó đơn giản là những khía cạnh của cuộc sống, một nguồn năng lượng của cuộc sống.

Mở rộng lòng từ bi

Không loại trừ ai khỏi vòng yêu thương của mình và cũng không gây thù hằn với bất cứ ai là việc đòi hỏi phải có lòng can đảm. Nếu bắt đầu sống được như thế, chúng ta sẽ thấy rằng không thể nào xác định một người nào đó là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cuộc sống không đơn giản là vậy mà trầm bổng và khôi hài hơn. Khi cố gắng tìm sự tuyệt đối giữa đúng và sai, dường như chúng ta đang tự lừa dối mình để cảm thấy được an toàn và thoải mái.

Tâm đức trong đời sống hàng ngày


Đức Phật nói rằng chúng ta không bao giờ xa rời sự giác ngộ. Ngay cả những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc nhất, chúng ta vẫn chưa bao giờ thiếu vắng trạng thái tỉnh thức. Đây là một lời khẳng định mang tính cách mạng. Ngay cả những người bình thường còn phiền muộn và u tối như chúng ta vẫn có tâm giác ngộ và tâm ấy được gọi là tâm bồ-đề. Tâm bồ-đề được ví như sự mong manh của trái tim vụn vỡ. Đây là mắt xích để nối kết những ai đã từng biết yêu thương. Một trái tim thực sự biết buồn có thể dạy ta về lòng từ bi. Trái tim đó giúp ta khiêm tốn khi ta kiêu ngạo và giúp ta dịu dàng khi ta tàn nhẫn. Trái tim đó đánh thức ta khi ta mê ngủ và thờ ơ. Cái đau triền miên của trái tim vỡ vụn là một hạnh phúc, khi được hoàn toàn chấp nhận, có thể chia sẻ với tất cả mọi người.

Bây giờ

Có một lần một người phụ nữ kiêu ngạo và tự hào quyết tâm đạt đến giác ngộ. Cô ấy đã hỏi tất cả các người có quyền lực làm thế nào để đạt nó. Người ta chỉ cô rằng: "Vâng, nếu cô leo lên tận đỉnh núi cao ngất ngưỡng này, cô sẽ tìm thấy một hang động ở đó. Ngồi bên trong hang động đó là một bà già thông thái, bà ấy sẽ nói cho cô biết".

Đức Phật

Khi quyết định để trở thành Phật tử, người ta tham gia một buổi lễ chính thức là quy y Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng. Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng nó có vẻ hữu thần, nhị nguyên, và phụ thuộc vì "nương tựa" vào một cái gì đó. Tuy nhiên, khái niệm căn bản của quy y là, giữa sinh và tử là mình ta đơn cô. Vì vậy, quy y Tam Bảo không có nghĩa là tìm kiếm sự an ủi. Đúng hơn, đó là một biểu hiện cơ bản của khát vọng tung bay như chim ra khỏi tổ, cho dù chúng ta cảm thấy sẵn lòng hay không, điều đó giống như qua lễ thành nhân để trở thành người lớn và không còn phải nắm tay dìu dắt nữa. Quy y là cách mà chúng ta bắt đầu nuôi dưỡng tấm lòng rộng mở và tử tế, và từ đó, chúng ta ngày càng ít lệ thuộc hơn.

Hạnh Kiên Nhẫn

Jan Chozen Bays
Jan Chozen Bays, MD (1945 - ), bác sĩ Nhi và cũng là thầy dạy Thiền ở tiểu bang Oregon, Mỹ.  Từ những năm 1985, bà và chồng là Laren Hogen Bays, đã dạy thiền tại Cộng Đồng Thiền Oregon, ở hạt Portland, Oregon. 
Sư phụ của bà là Đại Lão Hòa Thượng  Hakuyu Taizan Maezumi Roshi, từ năm 1977 cho đến năm 1995 khi Hòa Thượng viên tịch.  Bà cũng được Ngài truyền Pháp vào năm 1983.  Từ 1990 cho đến nay, bà vẫn tiếp tục phát triển sự thực hành với Shodo Harada, Thiền sư Lâm Tế. 

***
Khi bị bắt buộc phải chờ đợi, như khi bị kẹt xe, phản ứng bản năng của chúng ta là phải làm gì đó để khỏi bực mình vì chờ đợi.  Ta vặn radio lên, gọi điện thoại, nhắn tin hay chỉ ngồi đó thở ra khói.

Nhìn để thấy

Bám víu vào các niềm tin sẽ hạn chế sự trải nghiệm của chúng ta trong cuộc sống. Nói như vậy không có nghĩa là niềm tin, ý kiến hay quan điểm về một điều gì đó là có vấn đề. Chấp vào niềm tin hay ý kiến của mình, giữ thái độ khư khư chấp chặt theo một cách nào đó mới là vấn đề. Sống với niềm tin theo cách này là chúng ta tạo ra một tình huống mà mình chọn trở thành mù loà thay vì có thể nhìn thấy, làm người khiếm thính thay vì có thể nghe, là chết rồi chứ không phải còn đang sống, là ngủ rồi chứ không phải đang thức.

Giáo sư Chu Hảo: Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc

“Nước tôi đã trải qua những sự thăng trầm, những giai đoạn khó khăn, nhưng nước tôi chắc chắn sẽ đi lên, vì ở nước tôi, văn hoá Phật giáo vẫn còn nguyên đó”. - Giáo sư Chu Hảo dẫn lời bà Aung San Suu Kyi
Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Giao-su-Chu-Hao-Chi-co-the-cat-canh-voi-nhung-tri-thuc-tam-voc-374660/
-------------------------------------

Liệu chúng ta có thể tổng kết và gọi tên đặc điểm số 1, đặc điểm quan trọng nhất của đội ngũ trí thức Việt Nam từ thời phong kiến tới thời hiện đại được không? Và trong cả một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm ấy, vì sao chúng ta không thể có một trí thức nào đạt tới tầm cỡ một nhà triết học đích thực? 

Công thức toán sao giải mã hết cuộc đời!

TLNX: Lâu lâu mời bạn đọc chút chuyện-đời-xưa cho vui!
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/cong-thuc-toan-sao-giai-ma-het-cuoc-doi-20151121214906155.htm
-----------------------------

Phạm Hồng Danh vào nghiệp văn chương không ngoài mục đích nào khác là để giãi bày cách nhìn của ông về cuộc sống mà những công thức toán khó có thể giải mã được trọn vẹn

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM hay các học viên luyện thi ở Trung tâm Vĩnh Viễn TP HCM gần như ai cũng biết nhà giáo dạy toán Phạm Hồng Danh. Ông luôn có nụ cười với lúm đồng tiền hiền hậu. Nhưng ít người biết ông còn là nhà thơ nhiều suy tư và là tác giả của vài tập truyện.

Nhà thơ - nhà giáo Phạm Hồng Danh, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM
Nhà thơ - nhà giáo Phạm Hồng Danh, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM

Phạm Hồng Danh viết truyện hay làm thơ không ngoài mục đích nào khác là để giãi bày chính suy nghĩ hay đúng hơn là cách nhìn của ông về cuộc sống, mà những công thức toán khó có thể giải mã được tình người hay quan hệ giữa người với người.

Về tác phẩm Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác

Đây là tác phẩm thuộc loại thi ca hầu như là duy nhất đã được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2014, 1 quyển), chứng tỏ tác phẩm, ngoài giá trị văn học còn có những giá trị lớn về Thiền học. Chứng đạo ca đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam, trước 1975 có bản Việt dịch - giới thiệu của Trúc Thiên (Chứng đạo ca, NXB.Lá Bối, S, 1970) và gần đây là bản Việt dịch của Lý Việt Dũng - nằm trong quyển 30 của bộ Cảnh Đức truyền đăng lục đã được Việt dịch(2). Bài viết này, chúng tôi xin nêu một vài ghi nhận tổng quát về tác phẩm ấy cùng một số liên hệ từ hai bản Việt dịch kể trên.
vinh-gia-huyen-giac.jpg
Đại sư Huyền Giác (665-713) họ Đới, người xứ Vĩnh Gia, Ôn Châu (thuộc Chiết Giang), 8 tuổi xuất gia, đọc khắp 3 Tạng, chuyên tu thiền quán từng tham bái Lục tổ Tuệ Năng (638-713). Trứ thuật có: Chứng đạo ca, Thiền tông ngộ tu viên chỉ, Vĩnh gia tập. Cũng như Chứng đạo caThiền tông ngộ tu viên chỉ cũng được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2013, 1 quyển). Tác phẩm Chứng đạo ca được viết theo thể thất ngôn (câu 7 chữ), thỉnh thoảng xen vào câu 6 chữ (đều phân làm 2 vế, mỗi vế 3 chữ), tổng cộng tất cả là 267 câu (kể luôn câu mở đầu có 3 chữ). Như thế tức: 1 câu 3 chữ, 52 câu 6 chữ, 214 câu 7 chữ tổng cộng là 267 câu. Trúc Thiên trong bản Việt dịch của mình (NXB.Lá Bối, S, 1970, tr.69) vì không tính câu mở đầu, nên ghi là 266 câu, phân làm 56 đoạn. Bản Việt dịch của Lý Việt Dũng, trong Cảnh Đức truyền đăng lục (quyển 30, Sđd, tr.788-797) thì phân làm 60 đoạn. Phật Quang đại từ điển (tr.2015B) thì ghi: Hoặc 4 câu, hoặc 6 câu là 1 giải (đoạn) cộng phân là 51 đoạn. Bản Việt dịch của Lý Việt Dũng tất nhiên là căn cứ theo nguyên bản chữ Hán trong Cảnh Đức truyền đăng lục, so với bản chữ Hán được Trúc Thiên chép ra nơi sách kia (Sđd, tr.93-104. Không ghi rõ là chép theo sách nào) đại thể là như nhau, chỉ có một vài chữ chép khác nhưng nghĩa không khác mấy. Song có một chữ nơi câu thứ 91 (kể luôn câu đầu), bản của Trúc Thiên chép:闃寂安居實蕭灑 (Sđd, tr.96). Phiên âm: Quých tịch an cư thực tiêu sái, Sđd, tr.114) và dịch: Cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ, Sđd, tr.115). Bản của Lý Việt Dũng chép: (Chữ đầu tiên gồm bộ bên trong là chữ, do hạn chế của font máy tính nên không nhập vào văn bản được, nv), và  sau đó tiếp tục là 寂安居實蕭灑, phiên âm:... Tịch an cư thật tiêu sái (Sđd, tr.782. Tức bỏ trống chữ đầu câu) và dịch: Lặng lẽ ở yên tiêu sái quá (Sđd, tr.791). Hai chữ và chữ gồm  bộ , bên trong là chữữ , chúng tôi tra nơi Tân tu Khang Hy tự điển (Khải Nghiệp thư cục ấn hành, Đài Bắc, 1998, 2 tập), không có chữ vừa dẫn, mà chỉ có chữ (tr.2079B, tập hạ) và giải thích: * Âm: Đường vận: Khổ khích thiết, đọc là khích, tập vận: Cầu Hoạch thiết, âm là khích. * Nghĩa: Vắng lặng không người. Tra nơi Hán ngữ đại tự điển (Kiến Hoành xuất bản xã, Đài Bắc, 1998) thì có cả 2 chữ cùng mang nghĩa như nhau. Nơi chữ (tr.1792, cột 2) giải thích: * Âm: Quảng vận: Khổ kích thiết, đọc là khích. * Nghĩa: Nơi chốn tịch tĩnh. Vậy chữ hay chữ gồm bộ , bên trong là chữữ nên đọc là khích. (Khích tịch an cư thật tiêu sái).

NHỮNG LỜI DẠY VƯỢT THỜI GIAN

   Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
   Người Tây phương thường vội vã, vì thế họ có những hạnh phúc và đau khổ cực kỳ lớn. Chính các phiền não này cũng có thể là nguồn trí tuệ sau này.

Kinh Cày Ruộng

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên Ekanàlà.
2) Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng năm trăm lưỡi cày.
3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja.

Trải nghiệm cuộc sống của mình

Một người phụ nữ bị mấy con hổ đuổi theo. Cô cắm đầu chạy nhưng bầy hổ đuổi theo mỗi lúc một gần cô ta hơn. Khi chạy đến cạnh một vách đá, cô ta thấy một dây nho ở đó, cô ta bám vào dây nho leo xuống. Nhìn xuống dưới vách đá, cô thấy có mấy con hổ nữa. Đúng lúc đó cô nhận thấy một con chuột nhỏ đang gặm nhấm dây nho nơi cô đang bám vào để leo xuống. Cô cũng nhìn thấy một chùm dâu tây lộ lên trên một đám cỏ gần đó. Cô nhìn lên, nhìn xuống rồi nhìn con chuột. Sau đó, cô hái quả dâu tây, bỏ nó vào miệng và thưởng thức nó.

SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Mỗi ngày bạn nói và nghe bao nhiêu lần câu nói ” Cám ơn “?
Khi bạn nói lời “Cám ơn”, bạn có thốt ra bằng cả con tim mình?
Khi nghe ai đó nói lời cám ơn, bạn cảm thấy thế nào?

Thực sự lòng biết ơn có thể hiểu một cách giản đơn rằng ta không cô độc trên thế giới này, và ta thường đứng trên vai người khác, hay khi ta chìa tay ra có người nắm lấy…
Chắc chắn bạn đã nhiều lần tận hưởng niềm vui nhìn thấy ánh tươi vui trong mắt ai đó khi bạn tặng họ một món quà, hay giúp họ một việc.

Tâm Thiền

Ni Sư Ayya Khema
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh.
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Ðảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
Ni sư thọ đại giới ở Tích Lan vào năm 1979 và là một trong những người tiên phong trong việc tranh đấu cho ni giới.
Ni Sư đã viết hơn 20 đầu sách về Thiền và Phật giáo bằng tiếng Anh và tiếng Ðức. Quyển nổi tiếng nhất là Being Nobody, Going Nowhere (Việt Dịch: Vô Ngã, Vô Ưu), được giải thưởng Christmas Humphreys Memorial Award. Các sách của Ni Sư được thể hiện bằng một sự hiểu biết sâu xa về các công phu tu hành, thành quả của việc hành thiền, là lời kêu gọi mọi người hãy đơn giản hoá cuộc sống và thanh lọc tâm trí bằng cách ứng dụng những lời Phật dạy.
Ni Sư Ayya Khema mất năm 1997 do bịnh ung thư.


+++


Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống. Nhưng thiền không thể hành ở nơi thị tứ. Không thể nào. Không có gì để mua, để bán hay trao đổi, dàn xếp trong thiền, nhưng thái độ của phần đông thiền sinh giữ nguyên như cũ và vậy là không thành công rồi.

SỐNG TRONG HIỆN TẠI

Thích Nữ Trí Hải
Con người đau khổ là vì hoài niệm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai, không bao giờ sống trọn vẹn với hiện tại. Một kỷ niệm, nếu là chuyện vui đã làm ta vô cùng thích thú, thì ta ưa làm cho nó sống lại bằng trí tưởng tượng. Chẳng hạn ta hồi tưởng một cuộc đi chơi núi với những người bạn thân. Ta nhớ đến lúc chuẩn bị cuộc hành trình, những người tham dự, nhớ đến cảnh đẹp trên những con đường đã đi qua, nhớ tới khi lên đến đỉnh núi, nhìn thấy cảnh trí đẹp như thế nào, nhớ những lời nói, động tác của những người bạn trong lúc đó. Dĩ vãng trở về trong vòm trời tâm thức ta như một khúc phim sống động làm ta say mê, đắm chìm trong đó, không còn biết gì tới hiện tại với những tiếng động chát chúa khó ưa: tiếng ồn của xe cộ, của người, của vật, của ống loa phóng thanh, của toàn những thứ "oan gia tụ hội"! Đó quả thực là một cách trốn chạy hữu hiệu không khác gì một liều thuốc an thần, một cuộc rượu, một ván bài, một trò giải trí, hay một thời tham thiền nhập định, nếu thiền định đây chỉ là "làm trống không cái tâm, không nhớ nghĩ". Bởi vì chung quy đó đều là những phương tiện tạm thời giúp ta chạy trốn thực tại trong chốc lát, cái thực tại đau khổ mà ta muốn thoát ly.

NỮ GIỚI TRONG ĐẠO PHẬT

Thích Nữ Trí Hải

Thông thường, nói đến phụ nữ, người ta nghĩ ngay đến những phong trào đòi bình quyền, đòi quyền sống, đến những quan niệm kỳ thị nam nữ, những ý kiến ủng hộ hay chống đối trước những quan niệm ấy, chia ra hai phe rõ rệt mà người bênh vực sự kỳ thị đa số là phái nam, và người chống đối luôn luôn là phái nữ. Tựu trung, vấn đềkỳ thị nam nữ cũng như kỳ thị chủng tộc, tôn giáo... bao hàm tranh chấp quyền lợi và thế lực. Ở đâu còn tranh chấp, ở đấy sẽ còn đủ loại kỳ thị. Sự kỳ thị chỉ chấm dứt khi nào con người vươn lên bình diện tâm linh, nơi không còn tranh chấp. Trong địa hạt vật chất cũng như tinh thần, khi một người no tất phải có những kẻ khác đói, một người dư dật thì kẻ khác phải thiếu thốn, một người được gọi là tài giỏi hay ho tất phải có kẻ chịu tiếng vụng về khờ khạo. Niềm hân hoan, sự chiến thắng của một cá nhân hay một đoàn thể này bao hàm nỗi tủi nhục, sự thất bại của một cá nhân, một tập đoàn khác. Chỉ trong địahạt tâm linh, niềm vui của ta mới không phải trả giá bằng nỗi khổ của người, mà còn tỏa rộng bóng mát của nó cho mọi kẻ chung quanh. Chỉ trong địa hạt tâm linh, mỗi con người mới có thể đạt đến tự do tuyệt đối mà không phương hại đến kẻ khác, và chỉ trong địa hạt tâm linh, tình yêu mới không thể biến thành ganh ghét hận thù. Cho nên chỉ có những bậc Thầy tâm linh vĩ đại mới không có thành kiến về phụ nữ, vì họ đã vượt ra ngoài tranh chấp, ra ngoài yêu ghét thường tình. Đức Phật chính là bậc Thầy tâm linh vĩ đại đã mở ra cho nữ giới con đường giải phóng không những ra khỏi một thân phận đen tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà còn ra khỏi ngục tù bản ngã nhỏ hẹp để vươn lên Chân lý, Niết bàn.
Nói chung, những đức tính và thói xấu của phụ nữ khác hẳn của nam giới. Nếu ở nam giới Trí tuệ được đề cao, thì đức tính được đề cao ở nữ giới là Từ bi, bởi thế mà tượng Bồ tát từ bi đều có dạng nữ. Nếu ở nam giới, can đảm chí khí được tán dương thì ở nữ giới người ta chờđợi sự nhẫn nhục ôn hòa, đức bao dung tha thứ. Thánh Gandhi đã xem phụ nữ là hiện thân của đức khoan hồng. Nếu ở nam giới, sự ănto nói lớn, hoạt bát hùng hồn là một đức tính thì trái lại, đức tính của phái nữ nằm trong sự nhũn nhặn. Nếu ở nam giới, quyền lực uy phong được ca tụng thì ở nữ giới, đức tính cần thiết là khiêm tốn. Nhưng những đức tính nữ có những mặt trái đánh lừa ta, ví dụ ta dễ lẫn lộn sự si ái với từ bi, hoặc có khi ta tưởng mình từ bi mà kỳ thực chỉ là thói bám víu và ưa che chở quá mức cần thiết. Vì người đàn bàđóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại sự sống, nên họ dễ xem mình là tất cả, dễ nghĩ rằng không có ta đây thì không xong.Đức tính im lặng nhẫn nhục nơi phụ nữ có thể có mặt trái là chấp trước, ôm hận xuống tuyền đài, khó giải thoát. Đức tính nhũn nhặn khiêm tốn của phụ nữ có thể chỉ là thói nhút nhát ỷ lại, đỏm dáng, luôn lệ thuộc vào kẻ khác.

NGUỒN SINH LỰC ĐẠO PHẬT QUA TRUNG BỘ KINH


Thích Nữ Trí Hải

Qua Trung bộ kinh gồm 152 kinh do Hòa Thượng Minh Châu phiên dịch, chú thích và giảng giải, chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa. Ở đâyđức Phật được làm sống lại như một con người, và một con người tuyệt luân. Nghe Trung bộ kinh, chúng ta như được thở lại bầu không khí trong lành vườn Cấp cô độc ngày xa xưa ấy. Chúng ta cảm như được dự phần vào pháp hội đông đảo thính chúng của Phật gồm cả loài Người và chư Thiên. Chúng ta như được gần gũi chư vị Thánhđệ tử quen thuộc kính yêu mà khoảng cách thời gian dài 25 thế kỷ và không gian cả đại trùng dương không làm cho chướng ngại. Này đâylà tôn giả A Nan đẹp trai khả kính, đầy nhân ái, bao dung, đa cảm. Ngài là ân nhân của phụ nữ và 12 loại cô hồn. Chính nhờ Ngài mà phụ nữ được phép xuất gia. Lại theo truyền thống Đại thừa giáo, thì chính tôn giả là người phát minh ra trai đàn chẩn tế mệnh danh "cứuđảo huyền" (cái khổ bị treo ngược) vào ngày rằm tháng bảy. Trong nghi chẩn tế có nói tôn giả Nan Đà nhân nhập định thấy đức Bồ tát Quan Âm thị hiện thành vị thần mặt đen lưỡi dài để cứu khổ chốn địangục. Ngài bèn bạch Phật và nhân đấy bày ra việc cúng cơm cháo cho cô hồn đói khổ: "Nan đà tôn giả nhân nhập định, Cứu khổ Quan Âm thị Diện nhiên"Này đây là tôn giả Ca Diếp nghiêm túc với hạnhđầu đà. Này đây Tôn giả Mục Kiền Liên, chan chứa đức bi mẫn, nêu cao gương hiếu hạnh. Này đây là tôn giả Xá Lợi Phất với trí tuệ bạt tục siêu quần. Và ôi, cảm động xiết bao, khi ta hình dung lại bóng Từ Tôn, Đấng Đại Giác bằng xương bằng thịt qua những dòng kể của thanh niên ngoại đạo Uttara: "Tôn giả Gotama ngồi, tâm hướng đếnlợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới. Đđến tu viên, tôn giả thuyết pháp cho hội chúng, không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy... Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỉ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi vẫn đoái nhìn lại không muốn rời bỏ. Chúng con thấy Tôn giả Gotama đi, chúng con thấy tôn giả Gotama đứng, chúng con thấy Tôn giả Gotama ngồi im lặng trong nhà. Chúng con thấy Tôn giả Gotama ăn trong nhà. Chúng con thấy Tôn giả Gotama sau khi ăn xong, ngồi im lặng. Chúng con thấy Tôn giả Gotama sau khi ăn xong, nói lời tủy hỉ công đức. Chúng con thấy tôn giả đi đến tu viện, chúng con thấy tôn giả đi đến tu viện ngồi im lặng. Như vậy và như vậy là Tôn giả Gotama ấy, như vậy và còn nhiều hơn vậy nữa.(Kinh Phạm Ma). Hình ảnh đức Từ Phụ như trở về trong vòm trời tâm thức chúng ta qua những lời kể thật thà chất phác ấy.


Kinh Năm Vị

TLNX: Thiền sinh đạo tràng Thiền Quang muốn hiểu về vô ngã để thực tập tốt thì nên đọc lại bài kinh này cho thật kỹ.
--------------------------

1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) – Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”
5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

Nho giáo du nhập vào Việt Nam

TLNX: Đây là bài viết đã cũ được đăng lại trên VHNA. Cuối bài viết, học giả Trần Văn Giàu nhận định rằng: "Nho giáo trở lại làm vũ khí tinh thần chính thức cho cánh phong kiến phản động nhất. Cánh phong kiến phản động nhất thì tất nhiên tìm học, dạy và ứng dụng những cái lạc hậu nhất của Nho giáo." Nhận định này không có gì lạ bởi ai tìm hiểu Nho giáo ở Việt Nam cũng như Nho gia Trung Quốc cũng đều có thể hiểu điều này. 
Bài viết bàn nhiều về tôn giáo, đặc biệt là sự hưng suy của Phật giáo. Thiết nghĩ, người quan tâm đến Phật giáo Việt Nam hiện nay rất nên đọc, nên TLNX xin giới thiệu ở đây. 
-----------------------------------------------------
Nho giáo du nhập vào Việt Nam
TRẦN VĂN GIÀU
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nho-giao-du-nhap-vao-viet-nam
Khuê Văn các - Văn miếu Quốc  tử giám Hà NộiKhuê Văn các - Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội
Nhân dân Văn Lang, Âu Lạc (nước Việt-nam thời cổ đại), đã có một nền văn hóa với những đặc điểm cơ bản riêng của mình, điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Không phải vì để phá óc tự ti mà, vào những thế kỷ đầu của thời kỳ độc lập, ông ta chúng ta bày chuyện nước Văn Làng xưa ngang thời Đường. Nghiêu bên Bắc phương. Có Văn Lang thật, có Hùng Vương thật. Hơn nữa, số tài liệu rất lớn mà khoa cổ học Việt-nam đã phát hiện và tích lũy đến nay chứng minh khá đầy đủ rằng cư dân Văn Làng, Âu Lạc đã đạt một trình độ văn hóa có thể gọi là rực rỡ biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách… mà người Việt-nam hiện đại rất tự hào. Đó là chưa kể những thần thoại và truyền thuyết anh hùng mấy nghìn năm sau hãy còn có tác dụng tích cực. Nhưng chúng ta chưa biết vào thời Văn Lang, Âu Lạc đó, nhân dân ta đã có văn tự riêng chưa?. Đã có một nền hoc vấn như thế nào rồi?. Lấy lý mà xét thì nếu đúc được trống đồng xinh đẹp như trống đồng Ngọc Lũ, xây dựng được thành quách hùng vĩ như thành Cổ Loa, thì cũng có thể bước đầu sáng tạo ra văn tự được. Sách Thánh Tông di thảo có truyện giả định rằng xưa kia tổ tiên chúng ta đã dùng một thứ chữ riêng phỏng theo hình cầm thú, thảo mộc, sự vật, tức là đã có một nền văn học rất sơ khai, nền văn học đó bị mất hẳn đi từ lúc nước ta nội thuộc nhà Hán, vì nó đụng phải học vấn Trung Quốc cao hơn, mạnh hơn, vì dân tộc ta bị cả ngàn năm đô hộ.

KINH TÙY PHIỀN NÃO (Upakkilesasutta)

TLNX: Thiền sinh đạo tràng Thiền Quang nên đọc kỹ phần cuối để biết rõ quá trình phát triển tâm. 
----------
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Kosambi (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cu-sư-la). Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambi, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ :
– Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo ! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau !
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng ! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú ! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

TS Nguyễn Thụy Anh: 'Các em nhỏ không thờ ơ với sách'

TLNX: Bài phỏng vấn này cũ rồi. NX thấy có vài ý hay nên xin lưu lại đây để bạn nào thích thì đọc.
---------------------------------
Trong 5 năm vừa qua "Câu lạc bộ Đọc sách cùng con" đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành thói quen đọc sách ở trẻ và tạo được một cộng đồng đọc sách.
Câu lạc bộ Đọc sách cùng con là một tổ chức xã hội, hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền và hỗ trợ văn hóa đọc cho cộng đồng, do Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh thành lập 6/6/2010 tại Hà Nội.
Câu lạc bộ hoạt động theo tiêu chí hoàn toàn phi lợi nhuận, với một nhóm trí thức, giáo viên, nhà văn, nhà thơ, dịch giả… và cộng tác viên đã tiến hành những chương trình Đọc và cổ xúy việc đọc sách trong cộng đồng, xây dựng kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho các em nhỏ, qua đó chia sẻ và tư vấn với các bậc phụ huynh về các vấn đề liên quan đến tâm lý lứa tuổi và kỹ năng tiếp cận con trẻ trong nhiều trường hợp cụ thể.

Ý - như một bài thơ thiền

TLNX: Bài Ý vốn là một bài kệ chứ không phải là thơ. Bài kệ này được tìm thấy trong bộ Chơn Lý, một tập luận rất quý về Pháp lý nhà Phật của Tổ sư Minh Đăng Quang (1923-?). Ý ở đây được gọi là một bài thơ đơn giản vì nó có chất thơ.
Nguồn đời nước chảy thận chiều,
Cảm thương cái bọt riu riu xuôi dòng!
Chất thơ thì có thể có trong cảm nhận của người này mà không có trong cảm nhận của người khác! Hờ hờ!
Bài thơ này giàu chất người chất đạo. Và đặc biệt, nếu chúng ta thử xếp chân ngồi lại vài ngày, sau đó đọc bài Ý, chúng ta sẽ thấy Ý như một bài thơ thiền rất bình thường mà đượm chất. Chất thiền ở đây sẽ gợi cho chúng ta một cách Ngó, Nghe, Ngửi, Nếm, Sờ hoàn toàn khác!
-------------------------------------------------

Con  người cái ý vốn hai,
Khi mừng khi giận, đổi thay không lường
Vội vàng khi ghét khi thương,
Khi vui, vui ngất, khi buồn buồn hiu.
Muốn, ưa tạo sắm đủ điều,
Rồi khi chê chán bỏ liều như chơi!

Kinh Bahiya - Thấy nghe cảm biết như thật

"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

TLNX: Hôm nay ngày 15.8.2015, có ít nhất 17 người được nghe lại lời dạy này từ Đức Thế Tôn, hiểu và sống theo lời dạy đó. Vui thay sống như Pháp! Vui thay sống như Pháp!
24.12.2014-15.8.2015

Kinh Bahiya (Ud.1.10)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ,Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống vớiBàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:

- Này Bàhiya. Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán.

- Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

- Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán. Chánh Ðẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán.

Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau:

- Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Kinh thân hành niệm - Sống quán thân trên thân

(Majhima Nikaya)

119. KINH THÂN HÀNH NIỆM

(Kayagatasatisuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
– Thật vi diệu thay, chư Hiền giả ! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả ! Thân hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố. Và câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn.
Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiện tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì ? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn ?

Cám ơn cuộc đời

TLNX: Sống hài lòng với vật chất giản đơn là một cuộc sống thanh nhẹ, để có thể hướng đến con đường tâm linh nhiều hơn. Với hạnh phúc này, tôi hiểu ra rằng, khi nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống được đáp ứng, hạnh phúc tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc chủ quan của mỗi người hơn là những gì bên ngoài. Tại sao ta lại phải tự chuốc lấy khổ đau khi chìa khóa hạnh phúc ta đã nắm trong tay chứ?! Thật đơn giản. Đó là cách chia sẻ của Hằng Như trong nhiều bài viết gần đây. Cảm ơn Hằng Như đã chia sẻ bài viết này.
------------------------------------------------- 

Cuộc đời là kết tinh tất cả những gì góp phần làm nên cuộc sống sinh động trong ta và quanh ta, nuôi dưỡng ta thành một con người trong hiện tại. Ông bà tổ tiên, cha mẹ là một phần của cuộc đời. Điều kiện sống, môi trường tự nhiên, xã hội văn hóa là một phần của cuộc đời. Những mối quan hệ ta thiết lập với người quen kẻ lạ là một phần của cuộc đời… Mỗi mảng là một phần của cuộc đời đang cưu mang ta và cơ thể ta cũng là một phần của chính cuộc đời mình. Với tất cả những điều này, tôi luôn tâm niệm cám ơn cuộc đời, khi ở phương diện này, lúc ở khía cạnh khác, đã đưa tôi vào một thế giới muôn sắc màu lung linh đầy sinh động. Chính cuộc đời đã cho tôi những trải nghiệm sâu sắc và thú vị của kiếp người vô cùng đặc trưng và quý giá. Cuộc đời tặng ta bao điều mới lạ để ta có chất liệu làm mới bản thân mình mỗi ngày. Xin cám ơn cuộc đời, ít nhất ở các phương diện sau:

KINH HY HỮU VỊ TẰNG HỮU PHÁP

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
“Thật hy hữu thay chư Hiền ! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai ! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: “Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy... giới hạnh như vậy... pháp hạnh như vậy... tuệ hạnh như vậy.. trú hạnh như vậy... chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy”.

Con thuyền rỗng

Có một câu chuyện Thiền như thế này: một người đàn ông đang nằm thư giãn thoải mái trên con thuyền đang trôi nhè nhẹ trên dòng sông trong bóng hoàng hôn. Ông ta thấy một con thuyền khác đang trôi dần về phía mình. Thoạt đầu coi bộ ai đó cũng đang thưởng thức buổi hoàng hôn tuyệt đẹp vào mùa hè như ông. Bỗng nhiên ông nhận thấy con thuyền đó đang hướng đến thuyền của ông mỗi lúc một nhanh. Ông bắt đầu la lên, "Này, này, coi chừng! Rẽ sang một bên ngay!" Nhưng con thuyền càng lao về phía ông ta mỗi lúc một nhanh hơn. Lúc đó ông ta liền đứng lên trên thuyền của mình, quơ tay la hét, rồi sau đó hai con thuyền va vào nhau. Tới lúc này, ông mới nhận ra con thuyền kia chỉ là con thuyền trống không.

Đại kinh Thí dụ lõi cây: Mục đích của học pháp tu thiền

TLNX: Bạn nào học pháp tu thiền mà không rõ tu thiền để đạt được điều gì thì đọc kinh này sẽ rõ.


ĐẠI KINH THÍ DỤ LÕI CÂY
(Mahasaropamasuttam)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) từ bỏ (Chúng Tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng.

Kinh Hiền Ngu: Làm người khó lắm, sao chẳng sớm học hiền nhân

TLNX: Làm người khó lắm, sao chẳng chịu học hiền nhân? Bài kinh này giúp cho chúng ta hiểu rộng hơn nội dung Kinh lỗ khóa.


Kinh Hiền Ngu
(Balapanditasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy : “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân ?” Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”. Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau : “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”. Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Tấm lòng của tuổi thơ

TLNX: Đây là một bài viết cũ, không rõ nguồn. Chia sẻ ở đây để "hồi hướng công đức" chúc các bạn trẻ một mùa thi đạt kết quả tốt :) !!!

Ly đi học về, đến đứng trước bàn chiếu một gương mặt trái soan trắng ngần, đôi mắt to tròn và mái tóc đen dày buông xõa ngang vai.
- Mẹ ơi, Chủ nhật này lớp con đi Vũng Tàu chơi, mẹ cho con đóng tiền đi nha mẹ!

Thực hành Tonglen

Tâm Từ và Tonglen

Những thứ khiến ta mê say hẳn phải có một năng lượng ghê gớm. Do vậy, ta sợ. Ví dụ như, nếu như bạn rụt rè, bạn rất sợ phải nhìn thẳng vào mắt người khác. Và để làm được điều này, bạn mất không ít năng lượng. Đó là cách bạn tự giữ mình lại. Khi thực hành tonglen, bạn sẽ có cơ hội sở hữu cách thức đó một cách trọn vẹn, không đổ lỗi cho ai cả, mà quyện nó vào trong chính hơi thở ra của mình. Như thế bạn sẽ hiểu rõ một điều rằng khi một người nhìn bạn với ánh mắt dữ tợn, có thể không phải là do họ ghét bạn mà bởi vì chính họ cũng đang rất rụt rè. Với cách này, thực hành tonglen là tập thân thiết với chính mình cũng như tập mở lòng thông cảm với người khác.

Kinh Ratthapala: Bước đi trên con đường cao rộng

TLNX: Bài kinh này đặc biệt dành cho người xuất gia hoặc người có chí nguyện xuất gia.


-----------------------
(Kinh Trung Bộ, Kinh số 82 - Theo bản dịch của HT. Thích Minh Châu)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở giữa dân chúng Kuru, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Thullakotthita. Các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakotthita được nghe như sau: “Sa-môn Gotama là Thích tử, Tôn giả xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành giữa dân chúng Kuru nay đã đến Thullakotthita với đại chúng Tỷ-kheo. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được nói lên về Tôn giả Gotama: “Đây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên bố sự chứng ngộ ấy cho người khác. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”.

Vẫn chờ dứt hạn hán, thêm cơn mưa

Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim thì lúc nào anh cũng hiểu được. Nghệ thuật vốn hồn nhiên, nếu mình không hồn nhiên khi tiếp nhận là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà lại tưởng người ta có vết. Nếu cứ lấy đầu óc phê phán ra để xem, xem để xét nét chẻ sợi tóc làm tư sẽ không nhận được những tín hiệu tình cảm của vở diễn...

TLNX: Đây là bài viết của Đoàn Khắc Xuyên, dường như là một nhà báo. Nội dung bài viết, nói theo một số đạo giả, thì hoàn toàn là đời, chứ không có đạo gì cả. Tuy nhiên, đọc kỹ bài viết, nếu nhìn bằng con mắt Pháp, thì thấy văn Đoàn Khắc Xuyên tải đạo cũng "khẳm khẳm". Chỉ cái tựa đề thôi đã thấy có màu đạo rồi. Nếu chúng ta thấy chuyện hạn hán và cơn mưa là chuyện của tâm hồn thì màu đạo ở đây càng rõ nét hơn. (Bạn còn nhớ hoa phượng nở trên vườn Phương Thảo giữa mùa hạn hán không, đóng ngoặc nhé.) Trở lại bài viết, Đoàn Khắc Xuyên có trích lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thật sâu sắc: “Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim thì lúc nào anh cũng hiểu được. Nghệ thuật vốn hồn nhiên, nếu mình không hồn nhiên khi tiếp nhận là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà lại tưởng người ta có vết. Nếu cứ lấy đầu óc phê phán ra để xem, xem để xét nét chẻ sợi tóc làm tư sẽ không nhận được những tín hiệu tình cảm của vở diễn...”. 
Một khi cửa lòng đã đóng, thì ôi thôi, buồn lắm. Khi đó, như Đoàn Khắc Xuyên nói: Mới lạ chưa chắc lúc nào cũng hay, nhưng một khi đóng cửa lòng mình lại, khước từ đón nhận cái mới thì mọi cố gắng sáng tạo, cách tân coi như bị kết án tử và hoạt động nghệ thuật chỉ còn là cái ao tù buồn chán.
Với cách tiếp cận của người có lòng, nghệ sĩ Thành Lộc thì rất chân thành: Đừng ai đó làm ra vẻ chứng tỏ “sự hiểu biết”, tạo sự chú ý nào đó để phỉ báng khát vọng sáng tạo của người khác. Buồn lắm. 
Những lời chia sẻ thế này thì có đạo lắm đó chứ, chứ đâu phải chỉ có đời không, phải không bạn?
Còn nhiều suy nghĩ và chia sẻ rất sâu sắc nữa, mời các bạn cùng đọc.

--------------------------------
Nguồn: http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/san-khau-my-thuat/4449/van-cho-dut-han-han-them-con-mua.ndt
--------------------------------

Thấm thoắt mà đã 20 năm. Thời gian trôi, nhiều người có lẽ không còn nhớ, nhưng trong đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước nó như một cột mốc nằm ngay chính giữa thời đoạn 40 năm kể từ ngày hòa bình thống nhất đến nay.

Phượng ơi, đừng vội nhé!

Hoa Phượng, Phương Thảo Viên, Ảnh: Phong Lệ


Sáng nay, không khí mát dịu sau cơn mưa đầu hạ đã làm cho những bước chân thả nhẹ trên đường thiền quanh vườn Phương Thảo trở nên mới lạ. Lẽ ra tươi mới phải là tố chất thường trực của tâm thiền như Pháp. Sáng nay thì khác. Như một dạng tăng thượng duyên, cả trời Phương Thảo, từ hơi đất mát lạnh, đến những chiếc lá non xanh óng, và cả một bầu trời thanh tươi, đã mang lại cảm giác tinh khôi như chưa bao giờ có cho người làm vườn. Mới thì chẳng bao giờ giống mới. Nhưng cái mới của tinh khôi sẽ làm cho cảm giác trở nên sâu sắc hơn, ấn tượng hơn. Ấn tượng đó, ngôn từ chỉ có thể “cóp pi” lại thôi chứ không thể nào tải hết được.

“Thay đổi thái độ, giữ nguyên bản chất”

Nền tảng của thay đổi thái độ là hít vào những gì không mong muốn và thở ra những gì mong muốn. Thế nhưng ngược lại, trên hành tinh này mọi người đều bỏ đi những thứ đau khổ và giữ lại cho mình niềm hạnh phúc.

Nhận ra đau khổ

Thất vọng, bối rối, và tất cả những cảm giác khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái có thể gọi là sự chết. Chúng ta hoàn toàn mất chỗ dựa, chúng ta hoàn toàn không thể chịu nổi, và cảm giác như mình đang ở nơi giới hạn tận cùng của mọi thứ. Thay vì nhận thấy rằng chúng ta sắp phải chết đi để được tái sinh, thì chúng ta lại chống chọi với nỗi sợ chết.

Nhận biết nỗi sợ


Bạn không thể vừa tồn tại trong một thời điểm và vừa kể lại các tình tiết ấy trong cùng thời điểm đó. Hãy tự trải nghiệm điều này, và xem thử nó sẽ thay đổi bạn như thế nào. Tính vô thường thể hiện rất rõ ràng trong giây phút hiện tại. Lòng bi mẫn, sự ngạc nhiên và lòng dũng cảm cũng vậy. Và nỗi sợ cũng không ngoại lệ. Thật ra, bất cứ ai đang đứng trước một điều bất khả tri, hoàn toàn có mặt ở hiện tại, không có điểm để y cứ, thì sẽ cảm nhận được trạng thái vô trụ. Đó là lúc mà chúng ta có thể hiểu sâu hơn, khi chúng ta biết được rằng giây phút hiện tại rất mong manh và có thể hoàn toàn bị phá vỡ.

Bắt đầu từ nơi bạn đang đứng


Trong thực hành thiền căn bản cũng như những thực hành khác trong tonglen, điều bạn phải làm là giữ mình ở thế cân bằng giữa việc thể hiện và kiềm nén. Chúng ta phải học cách nhận ra những ý nghĩ về thù ghét, tham vọng, đói khổ, miễn cưỡng. Chúng ta tập nhận diện những ý nghĩ ấy như là những luồng “suy nghĩ”, rồi để những suy nghĩ đó ra đi, và bắt đầu tiếp xúc với trường năng lượng nằm sâu bên dưới những suy nghĩ đó. Chúng ta sẽ dần nhận ra được ý nghĩa sâu sắc khi buông cho những ý nghĩ trong đầu mình ra đi, mà không phải chối bỏ hay kiềm nén chúng. Chúng ta sẽ biết cách ngồi tại chỗ của mình và hoàn toàn cảm nhận mọi thứ đằng sau mạch chuyện với bao nhiêu là thù hận, ham muốn, đố kỵ, khốn khổ,... đằng sau tất cả vô vọng và tuyệt vọng. Chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận năng lượng của trái tim, của thân thể, của cổ, của đầu, của bao tử - tất cả những gì nằm sau mạch chuyện ấy. Chúng ta sẽ nhận ra một điều gì đó rất êm dịu, đó là tâm bồ-đề. Nếu chúng ta kết nối trực tiếp với tâm bồ-đề, thì tất cả những gì còn lại đều là gia tài của mình.

Chào người quá cố

TLNX: Chào người quá cố là một nghĩa cử cao đẹp. Và rất thiêng liêng. Có một người sắp trở thành người quá cố, vẫn ung dung, thanh thản, hồn nhiên, yêu đời, chào người ở lại: Với đời ta chết từ lâu / Với ta đời vẫn một màu xanh tươi. Ôi, cao đẹp và thiêng liêng biết bao!

------------------


Chào người quá cố
Nguồn: Giác Ngộ
Xã hội tuy có nhiều sự phân biệt nhưng sự sống thì giống nhau. Phật giáo quan niệm con người sanh ra trên đời đều do từ nhân duyên mà có. Khoa học cho rằng con người là sự kết hợp giữa âm dương tạo thành. Dù với phương diện nào thì con người cũng vẫn là linh vật đứng trên mọi linh vật. Đã cùng có mặt trên đời, cùng có sự sống giống nhau thì đều có mối tương quan mật thiết với nhau.

Của Tôi

- Ăn đi, mít ngon lắm. Mít vườn đó.
- Mít nào chẳng mít vườn?
- Nhưng đây là mít vườn của tôi.

Mọi người cùng cười rân như thể cả làng đều cảm thông cho ông chủ mít.
Từ một câu chuyện đơn giản, mít vườn, những ý tưởng về của tôi cứ miên man trong dòng suy tư của hầu hết mọi người có mặt tại vườn ươm sáng nay. Nhất là trong suy nghĩ của người làm vườn.

Một cuộc bắt đầu mới

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Các bạn đã ở đây được mười ngày, và sẽ trở về lại nhà trong một khung cảnh hoàn toàn khác. Việc hành Thiền cũng như sự hiểu biết của các bạn về Phật pháp tiến bộ thấy rõ. Khi trở lại nhà, các bạn có thể nghĩ là người thân ở nhà đã thay đổi. Đột nhiên họ như không hiểu những điều bạn nói nữa. Họ lại quan tâm đến những việc đối với bạn không có gì là quan trọng cả. Khi đó bạn nên biết rằng không phải họ là người đã thay đổi, mà chính bạn mới là người thay đổi.

Tứ diệu đế và Bát chánh đạo

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Khi Ðức Phật rời bỏ gia đình để đi tìm sự giải thoát cho chúng sanh khỏi những khổ đau, Ngài đã tìm đến tu học với hai vị Thiền sư nổi tiếng.
Ngài Alara Kalama, vị thầy đầu tiên, dạy Ðức Phật về Tứ Thiền, các tầng thiền trong sắc giới. Ðức Phật là người học trò rất thông minh, Ngài học rất nhanh. Chẳng lâu sau, vị thầy nhờ Ngài ở lại dạy vì sự hiểu biết của Ngài đã ngang bằng với thầy. Nhưng Ðức Phật, lúc đó hãy còn là Thái tử Siddhartha Gotama (Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm), từ chối và nói rằng Ngài chưa đạt được mục đích của mình, và từ giã vị thầy nầy để đến với vị thầy thứ hai, ngài Uddaka Ramaputta. Người thầy thứ hai dạy Ðức Phật về bốn tầng thiền vô sắc, là các tầng Thiền vi tế hơn, khó đạt được hơn các tầng Thiền trước đó. Lần nữa, Ðức Phật lại chứng tỏ mình là một người học trò xuất sắc, và vị thầy của Ngài lại yêu cầu Ngài hãy ở lại hướng dẫn các đệ tử khác. Lần nữa, Thái tử lại từ chối vì Ngài nhận thấy rằng dù Ngài đã đạt được tầng Thiền cao nhất, nhưng khi xả định, Ngài vẫn thấy khổ đau, phiền não như trước. Không có gì thay đổi nhiều. Vì thầy Uddaka Ramaputta nói không còn gì nữa để dạy, Thái tử biết rằng Ngài phải tự mình đi tìm chân lý. Ngài từ giã năm người bạn đồng tu với mình. Họ không muốn theo Ngài, mà chọn lựa ở lại, với sự an ổn, bảo đảm của một người thầy danh tiếng.

Mười điều thiện

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Bố thí, Giới hạnh, với Xuất ly
Trí tuệ, Tinh tấn nữa là năm
Nhẫn, Chân, Kiên định, Từ bi,
Và Xả bỏ nữa là mười.
-- (Lời Phật dạy, Buddhavamsa II, Kệ 76)

Muốn tu Thiền, hành giả cần có ba đức tính: độ lượng, đức hạnh và từ tâm. Nhưng cuộc sống tâm linh cao đẹp còn cần đến những đức hạnh khác nữa và chúng cũng cần được vun trồng.

Ngũ uẩn

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Khi mới bắt đầu hành thiền, ai cũng rất phấn khởi. "Tôi sẽ thực tập thiền thật tốt kể từ hôm nay". Sau vài ngày, khi đã quen quen, thì tâm bắt đầu suy nghĩ: “Không biết tu tập đến chừng nào đây? Biết bao giờ mới chấm dứt?" Nó sẽ chấm dứt, tôi bảo đảm với bạn, vì mọi thứ đều phải chấm dứt. Không có gì vĩnh cữu.
Khi tâm bắt đầu bàn ra, ta cần nhận biết điều đó để tự nhủ: “À, tâm lại sắp dở trò gì đây?” Đừng nghe theo nó. Ta đã không nghe nó khi đang tọa thiền thì tại sao lại phải nghe nó lúc khác. Có toạ thiền hay không, tâm cũng thích đùa cợt ta.
Mỗi khi tâm nói những lời như :"Tôi bỏ cuộc. Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể giác ngộ" hay "Tôi tiến bộ quá rồi, tôi có thể nghĩ xã hơi", thì ta phải trấn an tâm bằng: "Hãy im đi. Tôi đang hành thiền đây". Vấn đề là ta phải có quyết tâm, kiên định, là một trong mười điều thiện. Không có lòng quyết tâm, ta sẽ chẳng đi tới đâu cả.

Bốn hỉ lạc

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Tất cả chúng ta đều kiếm tìm hạnh phúc, nhưng rất ít người bắt được. Hai điều trong Tứ diệu đế của Đức Phật đã nói rằng hạnh phúc thế gian là ảo tưởng, vậy mà ta chẳng bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy nó. Tuy nhiên điều đó cũng không hoàn toàn xấu, vì nếu không có lòng mưu cầu hạnh phúc, ta sẽ trở nên thối chí, nản lòng khi không thể tìm được hạnh phúc hoàn toàn.

Nghiệp và luân hồi

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

NGHIỆP
"Tôi làm chủ nghiệp của mình. Tôi kế thừa nghiệp. Sinh ra tôi đã mang nghiệp. Tôi và nghiệp tương quan lẫn nhau. Tôi sống theo sự dẫn dắt của nghiệp. Tôi tạo ra nghiệp gì, xấu hay tốt, tôi sẽ là người thọ lãnh sau nầy". Đức Phật dạy rằng ta phải tự nhắc nhở mình như thế mỗi ngày. Những điều nầy quan trọng thế nào mà ta phải tâm niệm mỗi ngày như thế?

Năm chướng ngại

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Phần lớn chúng ta đều nghe danh hiệu Ma Vương. Đều biết đến Ma vương bằng cách nầy hay cách khác. Nó chính là sự cám dỗ. Nó cám dỗ chúng ta vào các con đường tội lổi. Ma Vương đến khi Đức Phật ngồi dưới cây Bồ đề tĩnh tâm tìm sự giải thoát. Rõ ràng Ma Vương không phải là hình ảnh của lũ quỷ với lửa đỏ tuôn tràn ra hai lổ tai, lôi kéo ta xuống địa ngục. Ma Vương là sự cám dỗ đang ngự trong lòng ta. Nếu Ma Vương có thể đến quấy rầy Đức Phật trước khi Ngài chứng đắc Niết bàn -dấy khởi cám dỗ trong lòng Ngài- thì kể gì đến chúng ta?
Điều khác biệt là Phật nhận biết đó là Ma Vương -Sự cám dỗ. Ngài biết, trong khi chúng ta thì không. Chúng ta lý giải và biện hộ cho nó. Tôi đã nhìn thấy những dòng chữ dán trên một chiếc xe hơi như sau: "Cái gì đem lại cho ta sự thoải mái, cái đó đúng”. Nhưng có bao nhiêu điều, bao nhiêu thứ đem lại khoái lạc cho ta mà hoàn toàn sai, có người còn coi việc sát hại người khác là niềm vui.
Sự cám dỗ trong lòng ta là ô trược của chính chúng ta, chúng ẩn nấp ở đó để sẳn sàng tạo ra thêm tội lổi. Vì chúng ta không thích thú nhận rằng tâm thân ta ô uế cần được tẩy sạch, ta tìm đủ mọi lý lẻ để biện hộ cho các hành động của mình: ‘Tôi cũng có quyền được hưỡng thụ chứ’”, “Đó là điều tôi ước muốn, nên hẳn là tôi rất cần".

Kinh từ bi

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn,
Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh,
Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc,
Chúng sinh dù yếu mạnh,
Lớn nhỏ hoặc trung bình,
Thấp cao không đồng đẳng,
Hết thảy chúng hữu tình,
Lòng từ không phân biệt,
Hữu hình hoặc vô hình.
Đã sinh hoặc chưa sinh,
Gần xa không kể xiết.
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc.
Đừng lừa đảo lẫn nhau,
Chớ bất mãn điều gì,
Đừng mong ai đau khổ,
Vì tâm niệm sân si,
Hoặc vì nuôi oán tưởng.
Hãy mở rộng tình thương,
Hy sinh như từ mẫu,
Suốt đời lo che chở,
Đứa con một của mình,
Hãy phát tâm vô lượng,
Đến tất cả sinh linh,
Từ Bi gieo cùng khắp,
Cả thế gian khổ hải,
Trên dưới và quanh mình,
Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận căm thù,
Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Bao giờ còn thức tĩnh,
Giữ niệm từ bi nầy,
Thân tâm thường thanh tịnh,
Phạm hạnh chính là đây.
Ai xả ly kiến thủ,
Có giới hạnh nghiêm trì,
Đạt Chánh trí viên mãn,
Không ái nhiễm dục trần,
Thoát ly đường sinh tử.
-- Lời Đức Phật dạy (Kinh Nipata)
(Nguồn: Nghi Thức Tụng Niệm, Chùa Đạo Quang, TX USA)

Nếu chúng ta đứng quá gần một tấm kính, ta sẽ không thể thấy gì. Mà xa quá thì cũng thế. Chúng ta cần đứng một khoảng cách vừa phải thì mới có thể nhìn thấy rõ.

Từ bi quán

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Hãy chú tâm vào hơi thở của bạn trong giây lát.
Hãy soi lòng mình xem có điều gì lo âu, sợ hãi, đau đớn, ganh ghét, ăn năn, chán nản, khó xử, bất an không. Nếu có, hãy để chúng trôi đi như một đám mây đen.
Hãy để sự ấm áp, thân thương dành cho chính bản thân mình tràn đầy trong lòng, vì chỉ có ta là người bạn tốt nhất của chính mình. Hãy trùm phủ tâm bạn với những tư tưởng thương yêu, tự bằng lòng phát xuất từ nội tâm.

Tứ vô lượng tâm

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Trong mỗi chúng ta có bốn người bạn tốt (tứ vô lượng tâm), sẳn sàng giúp đỡ ta. Tuy nhiên cạnh đó ta cũng có năm kẻ thù chực chờ nhảy ra tấn công bất cứ lúc nào. Chúng không bao giờ để ta yên. Nhưng vấn đề là có mấy ai trong chúng ta đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ cho những người bạn tốt của mình. Lại có người còn không biết rằng đó là việc tốt, nên làm.

Thanh tịnh và tĩnh giác

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Có rất nhiều phương pháp tu Thiền. Trong "Thanh Tịnh Đạo” (Path of Purification) có hơn bốn mươi cách được liệt kê, nhưng chỉ có hai phương hướng, hai con đường ta phải đi đến: Thanh tịnh và Tỉnh giác. Thanh tịnh và Tỉnh giác luôn đi đôi với nhau. Giống như phương hướng, và mục tiêu. Ta phải biết con đường để đi đến mục tiêu.
Ta cần phải thực tập cả hai phương cách, Thanh tịnh và Tỉnh giác, để đạt được những kết quả mà Thiền sẽ mang đến cho ta. Phần đông chúng ta đều muốn được an lạc. Ai cũng muốn được bình yên, muốn được có cảm giác vui sướng, mãn nguyện. Trong Thiền định, nếu ta thoáng bắt được cảm giác an lạc đó, ta sẽ hạnh phúc biết bao. Nhiều người đã thỏa mãn khi đạt được đến trình độ đó. Nhưng thanh tịnh không phải là mục đích của Thiền. Đó chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh. Thanh tịnh là phương tiện. Sự tỉnh giác trong nội tâm mới là cứu cánh. Phương tiện rất cần thiết nhưng không thể lầm lẫn chúng với cứu cánh. Nhưng vì phương tiện đó tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, ta trở nên bám víu vào chúng.
Vấn đề của chúng ta là luôn chạy đuổi theo sự dễ chịu và xa lánh sự khó chịu. Vì chúng ta coi mục đích của cuộc đời là được dễ chịu, hạnh phúc, nên dường như ta chẳng có mục đích gì cả trong cuộc đời. Không thể nào tước bỏ hết tất cả những điều khó chịu, đau khổ trong đời, mà chỉ giữ lại những gì ta ưa thích. Chừng nào ta còn coi đó là mục đích của mình thì ta không có mục đích gì cả. Trong Thiền cũng thế.

Ảnh hưởng của thiền đến đời sống chúng ta

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Trước hết ta phải tẩy uế, thanh lọc tâm. Nhưng không thể có tâm thanh tịnh, nếu như thân ô uế, vì thế, ta cũng cần tẩy rửa các thứ tạp uế đã chất chứa trên thân thể ta bấy lâu nay.
Hãy tưởng tượng một người đã sống trong một ngôi nhà đã hơn hai mươi, ba mươi năm không dọn dẹp. Bao nhiêu thức ăn thừa thãi, quần áo bẩn thỉu, rác rưởi đã chất đến trần nhà. Phải sống giữa đống rác đó thật hôi thối, khó chịu. Nhưng nguời chủ sống ở đó thì chẳng hề bận tâm, cho đến một ngày có người bạn ghé qua và nói: "Sao bạn không dọn nhà mình cho sạch sẻ?". Rồi hai người bạn bắt tay vào dọn dẹp một góc nhà. Sau đó người chủ bắt đầu thấy sống ở góc phòng sạch sẻ đó dễ chịu hơn. Nên dọn dẹp cả căn nhà, người chủ bây giờ có thể ngắm quang cảnh bên ngoài, có đủ chỗ đi qua lại trong nhà. Khi chỗ ở đã trở nên thoải mái dễ chịu, người chủ mới có thể quay vào chú trọng đến nội tâm mình.

Thiền: Lý do và phương pháp

TLNX: Chúng tôi có ý chia sẻ những bài pháp của Ni sư Ayya Khema từ lâu rồi. Khi nhận được bản điện tử những bài pháp của Ni sư do một pháp hữu gởi tặng, khi được hân hạnh gặp dịch giả Lý Thu Linh, người chuyên dịch những tác phẩm của Ni sư, khi lập trang TLNX này, là những lúc phù hợp để chia sẻ. Nhưng chúng tôi chưa làm được.
Một phần, bản điện tử mà chúng tôi đang có còn nhiều lỗi chính tả quá, chủ yếu là lỗi typo - đánh máy. Chúng tôi ngại những những lỗi này làm xốn mắt quý độc giả khi đọc, nên muốn đọc và sửa lỗi chính tả trước khi chia sẻ. Rất may, gần đây, những bài giảng của Ni sư đã được phổ biến trên mạng thông tin toàn cầu. Nhưng tiếc một điều, lỗi chính tả trong các bản đã chia sẻ cũng còn quá nhiều. Xem ra, sai chính tả tuy đơn giản, nhưng khó tránh. Muốn tránh phải tốn nhiều thời gian.
Mặt khác, khi chia sẻ những bài giảng của Ni sư, chúng tôi cũng muốn bàn thêm về một vài điểm liên quan đến phương pháp thực hành thiền, như các vấn đề về phương tiện thiện xảo, phương pháp đối trị, phương pháp xử lý tình huống... để người mới học, chưa có nền tảng lý thuyết về Phật giáo, khỏi lúng túng khi đọc học. Nhưng cho tới nay, việc này vẫn chưa làm được.
Nay vì nhu cầu trước mắt của một số bạn đạo đang học và thực hành thiền cùng chúng tôi, nhất là cho buổi thảo luận về phương pháp thiền theo Ni sư Ayya Khema trong tháng 3/2015, chúng tôi nhờ người đọc và sửa chính tả và chia sẻ ở đây để các bạn tiện tham khảo. Lại một lần nữa, việc này cũng không thể làm được vì lỗi typo quá nhiều. Những thiếu sót chúng tôi chưa khắc phục được, mong các bạn thông cảm. Xin chân thành cảm ơn dịch giả đã cho phép chúng tôi chia sẻ lại và cảm ơn bạn đọc.

Thiền: Lý do và phương pháp
Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nguồn: Vô ngã Vô ưu

Tại sao phải hành Thiền? Thiền có gì quan trọng? Hẳn là bạn cũng muốn tìm hiểu, nếu không bạn đã không đọc những dòng nầy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.