TLNX: Bài Tín Ngưỡng này của Nguyễn Trần Bạt không biết đã được đăng ở đâu. Trong khi tìm lại nguồn xưa, chúng tôi tình cờ gặp. Đọc lại thấy hay nên chia sẻ cùng các bạn. Đọc câu đầu tiên thôi là bạn có thể dễ dàng đồng ý với Nguyễn Trần Bạt. Ông nói rất chính xác:
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được.
Sự ra đời và phát triển của Đạo Phật là một minh chứng. Hơn 2500 trước, đức Phật Gotama đã nói:
Câu kinh Pháp cú tiếp theo mạch kinh trên là:
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được.
Sự ra đời và phát triển của Đạo Phật là một minh chứng. Hơn 2500 trước, đức Phật Gotama đã nói:
Loài người sợ hoảng
hốt,
Tìm nhiều chỗ quy
y,
Hoặc rừng rậm,
núi non,
Hoặc vườn cây, đền
tháp.
Quy y ấy không ổn,
Không quy y tối
thượng.
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi
khổ đau ?
Ai quy y Đức Phật,
Chánh pháp và chư
tăng,
Ai dùng chánh tri
kiến,
Thấy được bốn
thánh đế.
Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt
qua,
Thấy đường Thánh
tám ngành,
Đưa đến khổ não tận.
Thật quy y an ổn,
Thật quy y tối
thượng.,
Có quy y như vậy,
Mới thoát mọi khổ
đau. (PC.188-192)
Khó gặp bậc Thánh
nhơn,
Không phải đâu
cũng có,
Chỗ nào bậc trí
sanh,
Gia đình tất an lạc.
(PC. 193)
Nguyễn Trần Bạt không phải là bậc toàn trí. Dù là nhà kinh tế,
không phải là nhà truyền giáo, mà có cái nhìn về tín ngưỡng như vậy, xứng là một
người trí thức đáng kính. Tôi nghĩ rằng, đọc Nguyễn Trần Bạt, hiểu rõ về tín ngưỡng, người thiếu óc
khoa học sẽ không bị Thanh Hải Vô Thượng Sư... ngăn cản đường bạn đến với Đạo
Phật, người giàu óc khoa học sẽ không bị sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ chiếm
mất vị trí thanh cao của thế giới tâm linh trong chính thân tâm bạn. Mời các bạn
cùng đọc, chọn cho mình một hướng tín ngưỡng và chúc gia đình bạn hạnh phúc. TLNX.
--------------
Tín ngưỡng
Nguyễn Trần Bạt
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức
tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu
thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống
dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển
khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ
lạ, các tôn giáo không những không chết, mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh
với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý
của con người.
Khi nói đến tín ngưỡng thường người ta nghĩ ngay đến tôn giáo,
thực ra tôn giáo chỉ là một phần của tín ngưỡng mà thôi. Tín ngưỡng cũng có
quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù đó là những lĩnh vực rất khác nhau. Tư
tưởng hay tri thức được nhận thức bằng các biện pháp duy lý, còn tín ngưỡng - bằng
bản năng hoặc bằng sự ngờ vực. Nói một cách khác, tín ngưỡng là kết quả của tâm
lý ngờ vực, trong đó lớn nhất và phổ biến nhất là ngờ vực ngay chính hiện tại,
ngay chính những đại lượng vật lý. Nhiều người nghĩ ngược lại, rằng tín ngưỡng
là lòng tin vô điều kiện, còn khoa học mới là sự nghi ngờ. Thực ra, con người
hàng ngày va chạm với những điều mình không nhận thức nổi, đấy là ngờ vực chủ
quan; tiếp xúc với những đối tượng không hiểu nổi, họ ngờ vực khách quan. Theo
tôi, đó chính là sự khác nhau giữa tư tưởng và tín ngưỡng. Nếu tư tưởng và lý từ
làm cho con người mệt mỏi thì tín ngưỡng là nơi con người giải trí trong cuộc đời.
Nếu tư tưởng là công cụ để con người kiếm sống thì tín ngưỡng là công cụ để con
người nghỉ ngơi. Con người cần cả nhận thức lẫn giải trí, cả làm ăn lẫn nghỉ
ngơi. Tín ngưỡng thể hiện sự trông đợi, hay thậm chí sự ký sinh tinh thần của
con người vào người khác, vào những lực lượng siêu nhiên. Nói cho cùng, tư tưởng
và tín ngưỡng đều là sản phẩm tinh thần, nhưng một cái là sản phẩm bị động, cái
kia là chủ động. Để đạt đến những mục tiêu do được, con người cần tư tưởng. Tư
tưởng giống như một công cụ để con người chủ động chiến đấu, để tổ chức cuộc sống
vật lý, cuộc sống sinh học.
Nếu quan niệm như thế thì ta sẽ thấy
rằng trong sự phát triển từng ngày từng giờ của xã hội, khi tư tưởng ngày một
phong phú lên, vai trò của tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại
còn tăng lên. Nó trở nên gần gũi với nhiều đối tượng hơn. Con người sẽ tạo ra
các tín ngưỡng mới, cải cách, thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín ngưỡng
cũ. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử các tôn giáo thì không có tôn giáo nào không
trải qua hàng chục lần cải cách và phân chia.
Có một định kiến cho rằng nói chung
các tôn giáo đều đánh giá không cao cuộc sống hiện tại trên trần thế, rằng tôn
giáo hướng về một cuộc sống khác, rằng về bản chất nó không được nhân bản. Thực
ra đó chỉ là một nhận xét phiến diện. Nguồn gốc của cả tư tưởng lẫn tín ngưỡng
đều thuộc về con người. Tôn giáo có sức sống mạnh mẽ vì con người đòi hỏi sức sống
mạnh mẽ ấy. Điều này có vẻ trái ngược với những gì đang diễn ra ở phương Tây, ở
Anh chẳng hạn, nơi người ta không những rất ít đi nhà thờ mà thậm chí còn bán
nhà thờ để sửa thành nhà ở. Ở Pháp thì dường như chỉ còn ngày nghỉ là gắn liền
với tôn giáo mà thôi. Để hiểu đúng vấn đề, theo tôi, cần phải thấy rằng con người,
ngoài sự khác nhau theo chiều ngang, còn khác nhau trục dọc, có nghĩa là sự
khác nhau về lứa tuổi. Con người đi qua các trạng thái lứa tuổi của mình và tìm
ra sự nghỉ ngơi khác nhau trong âm nhạc, trong hội hoạ, trong khiêu vũ con người
đi tìm tất cả các trạng thái để giải thoát mình sau một số quá trình cạnh tranh
gay gắt vì mục đích kiến tạo cuộc sống vật lý. Nhưng không phải ở lứa tuổi nào
người ta cũng đì tìm những sự giải trí giống nhau. Những người trẻ tuổi ít để ý
đến nhà thờ và tôn giáo, nhưng những người lớn tuổi lại để ý đến khía cạnh ấy
hơn. Điều đó phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi và tâm sinh lý của họ. Có thể có một
vài nhà thờ bị bán đi bởi nguồn gốc sở hữu của nó không rõ ràng. Vấn đề không
phải là nhà thờ mà là tôn giáo. Nhà thờ là biểu hiện vật chất của tôn giáo chứ
không phải là tôn giáo. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải con người
nào tìm đến tín ngưỡng hoặc tôn giáo cũng đều để nghỉ ngơi. Có những người, vì
lý do này hay lý do khác, mất đi trạng thái chủ động về tư duy. Có những người,
và thậm chí có những cộng đồng người, ẩn mình hoàn toàn trong đời sống tôn giáo
và tín ngưỡng. Đấy là biểu hiện sự phát triển không đồng đều của xã hội loài
người và cũng là quy luật tự nhiên. Nếu như khoa học không bắt đầu từ đời sống
vật chất và tinh thần của con người thì khoa học không có con đường để phát triển,
cũng vậy, nếu tôn giáo không bắt đầu từ con người hay thậm chí chống lại con
người thì tôn giáo cũng sẽ bị tiêu diệt.