* Nhân
duyên
Nhân duyên thế này. Một học viên học thiền kể cho thầy nghe
về kinh nghiệm thực hành thiền của mình. Cô nói càng ngày cô càng thấy việc thực
hành thiền mang lại cho cô nhiều niềm vui hơn. Cô chia sẻ những chuyển biến tâm
lý và nhận thức mà cô có được trong thời gian gần đây.
Nhờ thực hành đều đặn, cô bắt đầu thấy khả năng tự chủ của
mình trội hẳn hơn trước. Cô kể chuyện cô phải xử lý một pha chèn ép ở công sở của
mình hết sức gây cấn. Nếu trước đây, chắc có khả năng một mất một còn, nghĩa là
những tình huống như thế dễ dẫn đến tình trạng bỏ việc nếu sức chịu đựng không
kham nữa. Nhưng lần này, nhờ thực hành thiền, cô bình tĩnh và kiên nhẫn nhận biết
mọi việc đúng như thật. Đến lúc cần lên tiếng, cô nhã nhặn xin phép cấp trên và
tập thể cho cô trình bày sự thật. Cô trình bày sự thật một cách ôn hòa. Kết quả
là lãnh đạo đã biết dừng lại và nhìn lại. Đồng nghiệp cũng tự cảm thấy cần dừng
lại và không nhắm mắt nhẫn tâm gây khó khổ cho người khác.
Kể xong, cô học viên học thiền thắc mắc một điều: Tại sao
thiền thực tế như vậy mà các bạn đồng học đồng tu của mình lại cố công đi tìm
cái gì đâu đâu khổ nhọc nhỉ? Cô dẫn hai trường hợp. Một trường hợp là, sau khi
học thiền, một người bạn đã không quan tâm nhiều đến công việc, mà dành thời
gian cố công thực hành để chóng vượt qua già bịnh và chết. Trường hợp thứ hai
là, sau một thời gian công phu ráo riết, người bạn đồng tu của cô đã trải nghiệm
những cảnh giới siêu thực như đi lên các cõi trời, đi xuống các cảnh khổ như địa
ngục. Người bạn này đem kinh nghiệm đó chia sẻ với cô, hỏi cô thế nào? Cô chịu.
Cô kể tôi nghe, hỏi tôi thế nào? Tôi cũng chịu. Về nhà, tôi tìm lại nguồn xưa,
tìm bài kinh này đọc đây. Mời bạn cùng đọc. Chúc bạn an vui, học tu đúng hướng
và sẽ thành tựu giác ngộ giải thoát.
* Kinh Rohita và tính thiết thực của thiền
Có một bài kinh có ý soi sáng cho câu chuyện nói trên, đó là
Rohitassa Sutta.
Kinh Rohita, trong tiếng Pali, có hai bản, một trong Tương
Ưng Bộ Kinh và một trong Tăng Chi Bộ Kinh, nội dung giống nhau.
Bản dịch tiếng Anh, cũng có hai bản, của Thầy Tỳ Kheo
Thanissaro và Thầy Tỳ Kheo Bodhi.
Bản tiếng Việt do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.
Kinh Rohita có liên quan đến việc học thiền ở chỗ kinh có ý
nói về khả năng thấy biết sự sống (thế giới) trong quá trình (không) già, bịnh,
chết. Đồng thời kinh cũng có nói về thần thông, khả năng thấy biết siêu thường
mà một số người tu thiền có thể có được.
Đoạn kinh quan trọng mà người tu thiền bận tâm đến thần
thông cần lưu ý là đoạn ghi lại lời đức Phật nói với Rohitassa:
“Ta
cũng không nói rằng không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc
khổ đau. Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới,
nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt
của thế giới.”
Lưu ý cụm từ “có tưởng, có ý.” Theo Thầy Tỳ kheo Thanissaro,
tưởng và ý là perception và intellect. Theo Thầy Tỳ kheo Bodhi, tưởng
và ý là perception và mind.
I
tell you, friend, that it is not possible by traveling to know or see or reach
a far end of the cosmos where one does not take birth, age, die, pass away, or
reappear. But at the same time, I tell you that there is no making an end of
suffering & stress without reaching the end of the cosmos. Yet it is just
within this fathom-long body, with its perception & intellect, that I
declare that there is the cosmos, the origination of the cosmos, the cessation
of the cosmos, and the path of practice leading to the cessation of the cosmos.
Có một câu hỏi nhỏ ở đây. “Thiên tử”, trong tiếng Việt và
Hán Việt, là gì? Và Deva, trong tiếng Pali, là gì? Thiên tử hay deva có phải là
bậc trời thần nào, có thể đi mây về gió, tỏa hào quang? Thiên tử hay deva có
thân hình, có đầu mình tay chân như con người, ăn uống và tồn tại như con người,
đi cầu đi tiểu như con người...? Tại sao trong bản dịch tiếng Anh của Thầy Tỳ
kheo Thanissaro có cụm “the son of a deva, in the far extreme of the night, his extreme
radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove” - tỏa hào quang sáng chói cả
khu vườn?
Trong
khi trong bản dịch tiếng Anh của Thầy Tỳ kheo Bodhi chỉ
ghi là “the young deva” thôi. Vậy cả trong tiếng Anh, deva nghĩa là gì? Có phải
là người bằng xương bằng thịt bình thường không? Nếu không???
Từ sự khác biệt trong các bản dịch tiếng Anh, gợi thêm một
câu hỏi nhỏ nữa. Trong đoạn quan trọng nhất của bản kinh này, đoạn thường được
trích nhất trong các sách triết học Phật giáo, câu đức Phật lặp lại lời và ý của
mình chỉ có trong bản dịch tiếng Anh của Thầy Tỳ kheo Thanissaro, mà không thấy
trong bản dịch tiếng Anh của Thầy Tỳ kheo Bodhi, bản tiếng Pali của Sri Lanka
Tripitaka Project (SLTP) và Vipassana Research Institute (VRI), và bản dịch tiếng
Việt của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Đó là câu “I tell you, friend, that it is
not possible by traveling to know or see or reach a far end of the cosmos where
one does not take birth, age, die, pass away, or reappear.” Tại sao vậy? (Có thể
nào, nếu như cách nói phủ định trong bản dịch tiếng Việt hơi khó hiểu cho chúng
ta, thì có lẽ bản dịch tiếng Anh có (thêm) câu lặp lại trên giúp ta hiểu ý kinh
dễ hơn!).
Có duyên đọc lại bản kinh này và suy nghĩ về mấy lưu ý nhỏ
nói trên có thể giúp chúng ta nhận ra được tính thiết thực của thiền Phật giáo.
Mời bạn cùng đọc lại toàn bản dịch tiếng Anh để vừa đọc vừa
học. Sau đó là bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Những đoạn
in đậm hoặc nghiêng là của người đăng lại.
Phương Thảo An
---------------------
---------------------
Rohitassa
Sutta (translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu)
On one occasion the Blessed One was staying near Savatthi,
in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then Rohitassa, the son
of a deva, in the far extreme of the night, his extreme radiance lighting up
the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One. On arrival, having bowed
down to the Blessed One, he stood to one side. As he was standing there he said
to the Blessed One: "Is it possible, lord, by traveling, to know or see or
reach a far end of the cosmos where one does not take birth, age, die, pass
away or reappear?"
"I
tell you, friend, that it is not possible by traveling to know or see or reach
a far end of the cosmos where one does not take birth, age, die, pass away, or
reappear."
"It
is amazing, lord, and awesome, how well that has been said by the Blessed One:
'I tell you, friend, that it is not possible by traveling to know or see or
reach a far end of the cosmos where one does not take birth, age, die, pass
away, or reappear.' Once I was a seer named Rohitassa, a student of Bhoja,
a powerful sky-walker. My speed was as fast as that of a strong archer —
well-trained, a practiced hand, a practiced sharp-shooter — shooting a light
arrow across the shadow of a palm tree. My stride stretched as far as the east
sea is from the west. To me, endowed with such speed, such a stride, there came
the desire: 'I will go traveling to the end of the cosmos.' I — with a
one-hundred year life, a one-hundred year span — spent one hundred years
traveling — apart from the time spent on eating, drinking, chewing &
tasting, urinating & defecating, and sleeping to fight off weariness — but
without reaching the end of the cosmos I died along the way. So it is amazing,
lord, and awesome, how well that has been said by the Blessed One: 'I tell you,
friend, that it is not possible by traveling to know or see or reach a far end
of the cosmos where one does not take birth, age, die, pass away, or
reappear.'"
[When
this was said, the Blessed One responded:] "I tell you, friend, that it is not
possible by traveling to know or see or reach a far end of the cosmos where one
does not take birth, age, die, pass away, or reappear. But at the same time, I
tell you that there is no making an end of suffering & stress without
reaching the end of the cosmos. Yet it is just within this fathom-long body,
with its perception & intellect, that I declare that there is the cosmos,
the origination of the cosmos, the cessation of the cosmos, and the path of
practice leading to the cessation of the cosmos."
It's not to be reached by traveling,
the end
of the cosmos —
regardless.
And it's not without reaching
the end of the
cosmos
that there is
release
from suffering
& stress.
So, truly, the wise one,
an expert with regard to the cosmos,
a knower of the end of the cosmos,
having fulfilled the holy life,
calmed,
knowing the cosmos' end,
doesn't long for
this cosmos
or for
any other.
Kinh đức Phật nói với
Rohita
(Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ, Tập I,
chương II, phẩm III)
1) Tại Sàvatthi (Xá-vệ).
2) Đứng một bên, Thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, tại chỗ nào không có sanh, không có già,
không có chết, không có diệt, không có khởi, làm sao, bạch Thế Tôn, với bộ
hành, có thể biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới?
3) – Này Hiền giả, tại chỗ nào không có sanh,
không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, Ta nói rằng (tại chỗ
ấy), không có thể với bộ hành, biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận
cùng của thế giới.
4) – Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch
Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: “Này Hiền giả, tại chỗ nào
không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy,
không có thể với bộ hành biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của
thế giới”.
5) Bạch Thế Tôn, thuở trước, con tên là Rohita con của
Bhoja, có thần thông, có thể đi giữa hư không. Bạch Thế Tôn, tốc lực con mau lẹ
cho đến con có thể bay, như người thợ bắn cung lão luyện, khéo tập, khéo luyện,
thuần thục, thiện xảo, với một cây cung chắc mạnh không gì khó khăn, có thể bắn
một mũi tên nhẹ bay vượt qua bóng tối của cây tala.
6) Và bạch Thế Tôn, bước đi của con dài cho đến con có thể
bước từ biển phía Đông qua biển phía Tây. Và ở nơi con, bạch Thế Tôn, khởi lên
sự ước muốn như sau: “Với bộ hành, ta có thể đạt đến được sự tận cùng của thế
giới”.
7) Và bạch Thế Tôn, dầu cho tốc lực của con mau đến như vậy,
và dầu cho con có bước dài đến như vậy, và dầu cho con không có dừng để ăn, hay
uống, hay nhai, hay nếm, dầu cho con không có đại tiện, tiểu tiện, dầu cho con
không ngủ, không bị mệt nhọc, không trừ cấu uế, dầu cho trăm năm là tuổi thọ
thường tình, dầu cho trăm năm là mạng sống thường tình, tuy con đi hơn trăm năm
và bị mệnh chung, con cũng không thể đạt đến sự tận cùng của thế giới.
8) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, bạch Thế
Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: “Này Hiền giả, tại chỗ nào không
sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Ta nói rằng tại chỗ ấy,
không có thể bộ hành, biết được hay thấy được sự tận cùng của thế giới. Ta nói
như vậy”.
9) – Này Hiền giả, nhưng Ta cũng không nói rằng
không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc khổ đau. Này Hiền giả,
chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới,
nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt
của thế giới.
10)
Bộ hành không bao giờ
Đạt
được thế giới tận,
Không
đạt thế giới tận,
Không
thể thoát khỏi khổ.
Do
vậy, bậc Hiền thiện,
Thế
gian giải, Thiện tuệ,
Đạt
đến thế giới tận,
Phạm
hạnh được viên thành.
Với
tâm tư định tĩnh,
Biết
được thế giới tận,
Không
ước vọng đời này,
Không
ước vọng đời sau.