Như vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc),
dưới gốc cây Sa la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các
Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
“Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người “Pháp môn căn bản tất cả pháp”. Hãy
nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói”. - “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy
vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
–
Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh,
không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không
được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu
tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại
là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại,
nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” - dục hỷ
địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người
ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy
nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã)
như là thủy đại, người ấy nghĩ: “Thủy đại là của ta” - dục hỷ thủy đại. Vì sao
vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa
đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự
ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ:
“Hỏa đại là của ta”- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri
hỏa đại. Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là
phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự
ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: “Phong đại là của ta”- dục hỷ phong đại.
Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người ấy tưởng tri Sanh
vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên... Người ấy tưởng
tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng tri Phạm Thiên là Phạm Thiên...
Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến
tịnh thiên là Biến tịnh thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng
quả thiên... Người ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng Giả) là Abhibhù. Người ấy tưởng
tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ
là Thức vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ... Người
ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ... Người
ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến... Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn... Người
ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm... Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất... Người ấy tưởng tri sai biệt là sai
biệt... Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả... Người ấy tưởng tri Niết-bàn là
Niết-bàn... Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ
đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người
ấy nghĩ: “Niết-bàn là của ta” - dục hỷ Niết-bàn, Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy
không liễu tri Niết-bàn.
Này
các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô
thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri
địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối
chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa
đại là của ta”, - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu
tri địa đại... Thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên Sanh
chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên...
Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ...
Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng
nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng
tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự
ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không
nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có
thể liễu tri Niết-bàn.
Lại
nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành
thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý
tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại,
không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị
ấy đã liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư
Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng
quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô
sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm...
sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là
Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị
ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như
là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao
vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn”.
Lại
nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành
thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý
tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa
đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị
ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại...
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy
không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không
nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục
hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn
trừ.
Lại
nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành
thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý
tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa
đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị
ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ... thủy đại... hỏa đại... Vị
ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy
không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không
nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là của ta” – không dục
hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn
trừ.
Lại
nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành
thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý
tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là
địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa
đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị
ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Này
các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa
đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ
đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại,
không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì
Như Lai đã liễu tri địa đại... thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri
Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến
Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự
ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
“Niết-bàn là của ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã
liễu tri Niết-bàn.
Này
các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa
đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa
đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như
Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và
chết đến với loài sinh vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự
diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn
toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác”... thủy
đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn
là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu
với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: “Niết-bàn là
của Ta” – không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là
căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sinh vật”.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự
ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác
ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ
tín thọ lời dạy của Thế Tôn.Bản dịch của Hòa Thượng Minh Châu