Văn học - Hành trang đường đời của tuổi thơ

Khi tìm sách cho các bạn trẻ đọc, tôi phát hiện và nghiệm ra nhiều điều thật thú vị. Lâu nay tôi nghĩ, tuổi trẻ thường là lười đọc sách. Không phải. Nói tuổi trẻ Việt Nam lại càng không phải. Nói văn học thiếu nhi và văn học trẻ Việt Nam nghèo, cũng không phải. (Đành là giàu nghèo tùy theo quan niệm của mỗi người). Nói tuổi trẻ chưa có khả năng cảm thụ văn học, cũng không phải. Điểm qua vài đầu sách như Dế Mèn phiêu lưu ký, Những giọt mực, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Giọt nước cành dương, Cô bé bên cửa sổ (dịch), Hoàng tử bé (dịch)..., thì không thể nói nghèo được. Còn độc giả trẻ, tôi dám chắc là các em không lười đọc và khả năng cảm thụ văn học của các em không kém. Muốn luận bàn thêm vấn đề này, tôi mời các bạn đọc lại bài viết sau của nhà văn Nguyễn Quang Thân trước đã. sgk.


Văn học - Hành trang đường đời của tuổi thơ

Nguyễn Quang Thân

Chúng ta đã nói, đã viết và đã lo lắng quá nhiều về tình trạng sách văn học của các em hiện nay. Đòn của kinh tế thị trường thật nặng nề và bức tranh khá ảm đạm. Những cuốn sách trước đây được xuất bản năm vạn, mười vạn bản nay chỉ có thể in được một đến ba ngàn, mà bán cũng rất chật vật. Hiển nhiên là các em ít đọc sách đi rất nhiều. Và chắc một hai thế hệ trẻ con của chúng ta trở thành người lớn mà chưa hề biết Jules Verne, Hector Malot, Stenvenson là ai, chưa hề đọc truyện cổ Grim, chưa hề một lần run rẩy với những chú lính chì của Anđecxen bất tử. Có một điều tra không chính thức cho biết một sự thật còn đáng buồn hơn là rất nhiều thanh niên hiện nay – mà lại là những thanh niên có học ở thành phố - chưa hề được nghe một lời ru con dân dã hay một truyện cổ tích do mẹ hay bà kể cho.
Những trò chơi và màn ảnh nhỏ hiên đại (đó là nói về những em có số phận may mắn còn hàng chục triệu trẻ em nông thôn thì ngay cả những thứ công nghệ thay thế sách vở đó cũng không hề có) đã thay thế văn thơ từng nuôi dưỡng tâm hồn non trẻ của bao nhiêu người đang là rường cột của dân tộc chúng ta hôm nay. Rồi đây các em sẽ đi vào tương lai như thế nào với gánh hành trang có bao nhiêu thứ nhưng trừ văn học? Bời vì, có lẽ không chỉ quan điểm của riêng cá nhân tôi, những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính là những cuốn ta đọc thời thơ ấu vậy mà những cuốn sách như thế - những tác phẩm cố điểm tiêu biểu của văn học thế giới vẫn được tái bán đến hàng chục, hàng trăm lần và vẫn đang được trẻ em say mê đọc trên các miền đất khác của hành tinh. Chẳng hạn, cuốn sách cho trẻ con có tên Ngôi nhà có mái hồi xanh    của nhà văn Ai-xơ-len là Luki Maodơ Môngômery ra đời từ 1980, đã tái bản lần thứ 99 ngay trong năm 1991 gần đây và được trẻ em cũng như người lớn Nhật chào đón nồng nhiệt. Cuốn sách đã gây một cơn sốt hướng về quê hương nhà văn và nhân vật chính. Người ta đã dựng lên ở đảo Hôcaiđô và cả ở thành phố Saclốttao, nơi yên nghỉ cuối cùng của nhà văn, ngôi nhà được miêu tả trong tiểu thuyết, có mái hồi  hmàu xanh lá cây. Ngôi nhà này ở Nhật đã cuốn hút được 400.000 người đến xem vào năm 1990. Còn làn sóng người Nhật đến thawmngooi nhà ở Saclốtao thì đã thật sự cứu được nền kinh tế của nước này (theo tuần báo Newsweek) . dẫn chứng về tác phẩm văn học thiếu nhi cổ điển này đã nói lên một điều: hiển nhiên là, ngay ở nước vNhật, ở quê hương của đầu máy ideo và trò chơi điện tử thì những thứ đó cũng không thể thay thế được văn học cho trẻ em và những ảnh hưởng sâu xa của nó trong sự hình thành thế giới tinh thần của các thế hệ trẻ thơ.

Quả thật chúng ta phải thừa nhận là, cùng với việc người lớn thờ ơ với văn học, trẻ em của chúng ta trong vài năm gần đây ít đọc sách là những chuyện không bình thường. Phải chăng đó là biểu hiện của tình trạng khủng hoảng toàn xã hội mà, theo tôi, đó chính lại là một trong những triệu chứng suy sụp quan trọng nhất mà chúng ta quan tâm chưa đúng mức. Xin cho phép tôi thử tìm ra một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó.
Trước hết, thẩm mỹ văn học bình thường đã không được nuôi dưỡng tốt trong nhà trường của chúng ta. Đây là một lĩnh vự rộng lớn khó có thể khẳng định vội vàng, nhưng nhiều năm nay những ý kiến của các nhà giáo, các bậc cha mẹ và các nhà văn quan tâm đã thống nhất phần nào nhận xét trên. Tuy vấn đề này còn nhiều tranh cãi, nhưng hiện thực vẫn có lý hơn tất cả. Dạy văn và học văn phải chăng là để các em yêu tiếng mẹ đẻ hơn, sau đó là yêu văn chương, nghệ thuật hơn. Nhưng tình hình xảy ra lại ngược lại. Tôi nghĩ rằng, không phải là duy nhất, nhưng chương trình dạy văn và cách dạy văn trong nhà trường là  nguyên nhân quan trọng nhất làm cho con em chúng ta thờ ơ với tiếng mẹ đẻ và văn chương.
Mặt khác, trước những đòn đầu tiên của thị trường sách (vào khoảng đầu 1990), các nhà xuất bản sách cho trẻ con đã có hai thái độ và cung cahcs ứng xử: hoảng hốt và lợi dụng. Khi các nhà xuất bản được ồ ạt thành lập và tất cả đều có quyền ra sách cho các em và khi chính loại sách in được nhiều và dễ bán này cũng ế ẩm thì hầu như tất cả đều hoảng hốt. Với suy nghĩ để thích nghi với thị trường, mọi người đều đi tìm hiểu thị hiếu của các em trong trạng thái hoảng hốt đó, những người có nhiệm vụ cung cấp sách đã gặp được cái thị hiếu ở người lớn là rẻ tiền, dễ dài, ở trẻ con là vụng dại và cả tin. Một vài nhà xuất bản đã đi quá xa, đã lợi dụng sự non nớt của con trẻ để kiếm sống và có trường hợp để hốt bạc. Thế là người ta lãng quên văn học cổ điển viết cho các em, lãng quên việc chăm sóc đội ngũ các nhà văn có lương tâm và khả năng, trước sau vẫn trung thành với mãng văn hoc này ở trong nước. Và biểu hiện cao nhất và dễ nhìn thấy nhất là một loạt tranh truyện đủ loại, đủ cỡ, thượng vàng hạ cám ra đời. Tranh truyện, một thể loại cần thiết, dược các em ưa thích đã trở thành thị hiếu truyền thống đã bị lợi dụng và khai thác triệt để đến mức bão hòa và quá tải. chính thể loại này hiện nay cũng chẳng còn hái ra tiền nữa nếu không nói là ế ẩm và trở thành món chạy bữa cầm hơi qua ngày của một vài nhà xuất bản và đầu nậu chờ thời hoặc đang bí bách. Các em không những thờ ơ với những tập sách văn học đích thực mà đã quay lưng lại với cả thể loại vốn được yêu thích là tranh truyện. Bởi vì chúng được in ra quá nhiều và quá cẩu thả. Có lẽ đây là một đòn nặng nề cuối cùng đối với tâm hồn thế hệ nhỏ tuổi. Bởi vì, sau tranh truyện chỉ còn lại Brick Game (những hòn gạch kêu píp píp), trò đánh khăng đánh đáo, phá tổ chim và chửi tục trên đường phố mà thôi. Sợi dây cuối cùng, cái phao cuối cùng giữu các em lại với cái đẹp muôn đời đã ngậy mùi tiền bạc và thị trường làm các em lảng tránh (vì buồn nôn và vì không có tiền). Tôi không muốn phủ nhạn giá trị nào đó của các bộ tranh truyện in sao nguyên bản của Tàu được các em mua khá nhiều là Tam Quốc Chí   và Tây Du Ký. Nhưng tôi nghĩ rằng một thế hệ các em của chúng ta đang bước lên vũ đài lịch sử, tiếp thu một nước Việt Nam hiện đại và phát triển, dân chủ và tự do mà trong hành trang chỉ có một vài hình ảnh của Chu Du, Gia Cát Lượng hat Tôn Hành Giả được vẽ lại một cách sơ sài thì thật đáng buồn. Mà sao các ông chủ xuất bản đáng kính của chúng ta lại hăng hái khôi phục những thứ “mì vắn thắn” trong hàng mấy năm trời không biết chán, những thứ nghe nói ở chính quốc đang hiện đại hóa, thanh thếu niên họ cũng chẳng mặn mà gì. Để giái trí ư? Không, tôi nghĩ, với người lớn thì có thể. NHưng với trẻ con không nên có quan niệm nghệ thuật rẻ tiền để giải trí. Với trẻ con, tát cả những gì các em nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy đều là những điều các em mang theo suốt cả cuộc đời mình. Đã là Anhxtanh mà xem truyện tranh Thiếu Lâm Tự để thư giãn đầu óc thì khả dĩ, nhưng một cháu học sinh mà miệt mài với Chu Du, Gia Cát Lượng và Tôn Ngô Không thì sẽ ra sao? Sẽ trở thành loại người gì mai sau?
Về phía các nhà văn, trong một thời gian dài, những nhà văn viết cho các em ở nước ta không phải không có những tác phẩm xứng đáng. Sau Thâm Tâm, Tô Hoài, những nhà văn đã có tác phẩm đến mức cổ điển cho các em là một đội ngũ khá đông đảo lớp sau thử thách ngòi bút của mình với sự giúp đỡ tận tình của Nhà xuất bản Kim Đồng đã có trên 35 tuổi. Nhưng đội ngũ ấy chưa tạo được đỉnh cao, chưa thật sự kịp làm các em say mê và chờ đọc thì đã tan tác trong vài năm trở lại đây, trong cơn bão của cơ chế thị trường tao loạn. Tất cả khó có lý do bào chữa nào khác ngoài bản lĩnh và tài năng của nhà văn. Chúng ta kêu ca, van xin đã quá nhiều, bây giờ những nhà văn tâm huyết với văn học thiếu nhi chỉ còn một lối thoát duy nhất là lấy lại được tình yêu của các em bằng chính tác phẩm của mình nữa mà thôi.
Cuối cùng, nguyên nhân bao trùm lên tất cả thuộc về mặt sã hội, 80 phẩn trăm trẻ con nông thôn không có phương tiên nghe nhìn hiện đại, không có trò chơi điện tử và cũng không có sách đọc vì quá nghèo khi mỗi tháng mỗi em học sinh mua một cuốn sách thôi thì khả năng cung cấp sách của Nhà xuất bản Kim Đòng chắc là không thấm thoát vào đâu. Về phương diện vĩ mô, có lẽ chúng ta (trước hết là những cơ quan có trách nhiệm chăm lo đời sống tinh thần cho các em) đã cai sữa cho mảng sách của các em quá vội vàng mà không thấy trước được hậu quả. Trẻ con không đủ tiền, chưa đủ trí khôn để tự chọn lấy thức ăn tinh thần cho chính mình. Vậy mà các nhà xuất bản vì lí do tồn tại đã vội tấn phong các em là thượng đế. Tuy nhiên, cũng là một điều may, Nhà xuất bản Kim Đồng thân thiết của các em, theo tôi, trong những năm khó khăn vừa qua vẫn có nhiều cố gắng để xứng đáng với vị trí của mình, với sự tín nhiệm và tin yêu của các em và các bậc phụ huynh. Kim Đồng đã tự tìm thấy lối ra qua việc xuất bản thành công Đôrêmon, nhưng như thế không có nghĩa là các nhà văn trong nước lãng quên trách nhiệm của mình với nhà xuất bản có uy tín này. Việc xuất bản sách cho các em đòi hỏi những hiểu biết và kinh nghiệm riêng. Liệu có cách gì để sách cho các em đọc chỉ được đóng dấu ấn của những nhà xuất bản và những tổng bên tập xứng đáng và không vụ lợi?
Quả thật, văn học cho các em đang đúng trước một bức tường. Chúng ta chưa nhìn thấy cửa. Nhưng như người ta thường nói, tôi nghĩ rằng bức tường nào cũng có thể mở ra một cách cửa. Có lẽ chũng ta phải bắt đầu từ những giờ dạy văn ở nhà trường các cấp, ở chương trình giảng dạy, ở quan niệm chọn tác phẩm cho sách giáo khoa. Đó là bước đầu tiên để làm sống lại tình yêu của các em đối với văn học cổ điển và hiện đại, trong nước và thế giwos. Rồi sự chấn chỉnh lại việc xuất bản sách cho các em, phải giải quyết những bài toán khó khăn, sách đẹp, hay mà giá bìa lại hạ. Rồi các nhà văn viết và dịch, họ còn đó. Còn đó tâm huyết của họ, tài năng lớn joawcj nhỏ của họ. Nhưng họ đang nản lòng và đang đói. Họ sẽ lấy lại được can đảm và sự say mê viết cho các em nếu họ thấy được là mình không đơn độc trong công việc nhọc nhằn nhưng cao cả là góp phần xây dựng một thế giwos tinh thần lành mạnh cho các em.
Cuối cùng, điều tất cả mọi chúng ta đều mong muốn là đất nước giàu mạnh để tất cả con em chúng ta, từ thành thị đến nông thôn được sống một cuộc sống có văn hóa và có thể mang từ hiệu sách về nhà những cuốn sách mong ước.
NQT

Nguồn: Tạp chí Văn học số 5-1993