Cuộc sống cao đẹp và sự nghiệp vĩ đại của Hòa thượng Thích Minh Châu



CHƠN TÂM LƯƠNG CHÂU PHƯỚC




Khi một vị tỳ kheo đức hạnh từ bỏ cõi đời, Phật tử như chúng ta thường cảm thấy thương tiếc và cầu nguyện cho vị ấy sớm đạt cõi niết-bàn. Khi một vị thầy cao thâm, một tỳ kheo lỗi lạc xả bỏ xác thân, những vị học trò và Phật tử còn phải học tập gương mẫu của vị ấy, để củng cố niềm tín thành, để đáp lại một phần công ơn, để nỗ lực hành trì theo Chánh Pháp. Thầy Thích Minh Châu ra đi, chúng ta cùng họp với nhau đây, để tưởng nhớ Ngài và cùng nhau học tập gương mẫu của Ngài.

Ba giai đoạn tốt đẹp của cuộc đời thanh cao

Cuộc đời của đại lão hòa thượng Thích Minh Châu (dưới đây gọi là Hòa Thượng, Đại Đức) có thể chia thành 3 giai đọan. Giai đọan I là từ thời trẻ đến năm 34 tuổi. Mười tám năm đầu là tuổi trẻ lớn lên, đi học một cách bình thường ; mười năm kế tiếp là đời sống của một cư sĩ Phật giáo tích cực hoạt động ; sáu năm tiếp theo nữa là sinh hoạt của một tu sĩ Bắc Tông dồi dào sinh lực và trí tuệ.

Thời kỳ thứ II là 12 năm du học. Ba năm đầu là tu học, rèn luyện trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy Tích Lan ; sáu năm kế, tiếp tục trau dồi kiến thức về ngôn ngữ và Phật Pháp ; ba năm nữa là những thể nghiệm đầu tiên về khả năng dịch thuật, nghiên cứu. Thời kỳ này ngắn nhưng có tính chất quyết định : nó hình thành nguyện vọng dịch và phổ biên Tam Tạng Pali, là mở trường Phật giáo cho quần chúng.

Thời kỳ thứ III là gần 50 năm còn lại, khi ấy Hòa Thượng đã là nhà sư chững chạc, là nhà giáo dục Phật học lớn, là một trong những người đứng đầu các viện đào tạo tăng ni và trên hết là một dịch giả của tạng Kinh Nikaya. Trong đó 11 năm là ở trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, 37 năm trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.


Hòa thượng Thích Minh châu những năm 1960s

Cuộc đời của Ngài, có thể nói là tốt ở đoạn đầu, tốt ở đoạn giữa, tốt ở đoạn cuối. Hãy cùng đi vào chi tiết cụ thể ở từng giai đọan.
Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thế tục là Đinh Văn Nam. Ông sanh ngày 20/10/1918, năm Mậu Ngọ, tại làng Kim Thành, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông là người gốc làng Kim Khê, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân từ một gia đình vọng tộc. Dòng họ Đinh đã có 5 đời liên tiếp đậu tiền sĩ. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp đỗ tiến sĩ khoa năm 1913. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Ông là con trai thứ tư trong gia đình có 11 anh chị em. Tù thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng là cần mẫn, chăm chỉ học hành, có trí tuệ 1.
Năm 1939, ông đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương ; năm sau, đỗ tú tài tại trường Khải Định (nay là trường Quốc Học - Huế ). Sau khi đỗ đạt, ông làm thư ký tòa Khâm Sứ, nhưng chỉ được một năm thì xin thôi việc.
Từ những năm 1930, ở miền Trung Việt Nam, có phong trào chấn hưng Phật Giáo mà người đứng đầu là cư sĩ Phật tử lỗi lạc, bác sĩ Lê Đình Thám. Năm 1936, khi ấy mới 18 tuổi, ông Nam tham gia phong trào này, nhanh chóng được giao trách nhiệm là Chánh Thư Ký. Rồi ông tham gia thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục và Gia Đình Phật Tử, lúc bấy giờ gọi là Gia Đình Hóa Phổ.
Năm 28 tuổi, ông vào chùa Tường Vân ở Huế, xin xuất gia làm chú “ điệu ” (tức sa-di) với pháp danh Tâm Trí. Hòa thượng tế độ là ngài Thích Tịnh Khiết, sau này là đệ nhất Pháp Chủ của Phật Giáo Việt Nam. Ba năm sau, ông được thọ đại giới Tỳ Kheo, với pháp tự Minh Châu và pháp hiệu Viên Dung. Từ đây Đại Đức Thích Minh Châu đi giảng pháp ở nhiều nơi, làm chủ bút tạp chí Vạn Hạnh (rồi đổi thành Tư Tưởng), rồi hiệu trưởng Trung học (Phật giáo) Bồ Đề 2.

12 năm du học ở Tích Lan và Ấn Độ
Trong khi nghiên cứu về kinh tạng, thấy những chữ, những tên chuyển dịch từ tiếng Pali, Sanscrit sang tiếng Việt có nhiều khó khăn, không đồng nhất, ông có ý định tìm hiểu vấn đề này và đi du dọc. Năm 1952 Đại Đức du học ở Tích Lan (Sri Lanka), vừa học tiếng Anh, tiếng Pali, vừa học giới luật, Giáo Pháp và tự rèn luyện thành một tỳ kheo theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (PGNT) của Tích Lan. Từ đó cho đến cuối đời ông vẫn giữ chiếc áo vàng Nguyên Thủy.
Những năm 50 là bắt đầu thời kỳ phục hưng Phật Giáo ở Tích Lan, với sự hiện nhiều kinh sách Phật giáo, nhiều trường sở, nhiều vị hòa thượng uyên thâm, nhiều học giả lỗi lạc. Và học giả phương Tây, người Đức, người Anh đến đây cầu học. Tích Lan là nơi xuất phát tổ chức truyền bá kinh tạng Pali bằng tiếng Anh là Pali Text Society… Những sự kiện này có lẻ đã nung nấu ước vọng dịch và phổ biến Tam Tạng Kinh gốc Pali, ra tiếng Việt và mở những trường Phật Giáo cho đại chúng của Đại Đức Minh Châu 3.

Thử nghĩ rộng hơn

Để thực hành tâm xả, ta phải nhận ra được sự thích thú hay ghét bỏ ở chính mình, trước khi chúng ta chấp nhận hay phủ nhận nó. Chúng ta rèn luyện để giữ được trạng thái nhẹ nhàng và sử dụng những thành kiến của mình như là bước đệm để kết nối với sự bối rối ở người khác. Cảm xúc mạnh mẽ sẽ có ích trong trường hợp này. Bất cứ điều gì xảy ra, dù nó có tệ thế nào đi nữa, nó cũng có thể được sử dụng để mở rộng tình thân của mình với người, những người cùng chịu đựng sân hận hay tham lam như ta - những người, giống như ta, cùng bị kẹt trong niềm hi vọng và sự sợ hãi. Đây là cách chúng ta nhận ra rằng mọi người đều cùng đi trên một con thuyền. Tất cả chúng ta đều rất cần sự hiểu biết sâu sắc về điều đưa đến hạnh phúc và điều dẫn đến khổ đau.
Chúng ta rất dễ dàng liên tục rơi vào trạng thái tức giận và phẫn nộ, thậm chí sau nhiều năm rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta có thể tiếp xúc được với tính hư ảo của tâm sân giận hay bất cứ điều gì, thì một cái nhìn rộng lớn hơn sẽ xuất hiện. Ngay trong giây phút ta chọn an trú theo các năng lượng tâm sinh khởi chứ không thể hiện nó ra hay đàn áp nó, ta đang thực hành tâm xả, đang tập một cách nghĩ lớn hơn là chỉ có biết đúng và sai. Đây là cách mà bốn tâm vô lượng – từ, bi, hỷ, xả phát triển, từ giới hạn thành vô hạn hay vô lượng: chúng ta thực tập nắm bắt tâm cố chấp của mình và cố gắng hết sức để làm cho tâm mình mềm mỏng hơn. Bằng cách làm dịu tâm như vậy, mọi rào cản đều biến mất.

PEMA CHODRON

THUỶ DUNG DỊCH

Cái nhìn


Thích Chơn Thiện
I. Khái quát:
Nhìn là cái gì rất quen thuộc với chúng ta, mà cũng rất là xa lạ. Cái gần nhất lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như một dòng thác lũ nhận chìm con người vào phiền não. Có lúc nó khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật dấu kín những bí mật của cuộc đời. Nó gây kinh ngạc và chính nó là sự kinh ngạc.

Thông thường nhìn là mắt nhìn với sự có mặt của ý thức, hay nói là tâm nhìn sự vật qua mắt. Tương tự, tâm nhìn sự vật qua tai, mũi, lưỡi, thân và ý căn.
Nói đến nhìn là nói đến nội dung của cái thấy và tác dụng của cái thấy. Tác dụng này tác động đến người nhìn, vật bị nhìn và lan rộng ra ngoài như một làn sóng. Hầu như thế giới ta đang sống chỉ là hiện hữu của cái nhìn, mà không phải là thế giới chính nó.
II. Những cái nhìn quen thuộc:
Cái nhìn chụp phủ lên sự vật những gì của nó, và nó mãi mãi chỉ thấy sự vật bị chụp phủ, mà không phải là thấy sự vật như thật. Chẳng hạn:
- Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai. -- (Ca dao)
Cái nhìn ca dao này chở theo nó một tâm trạng trông chờ một đối tượng có chiều vô vọng.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. -- (Ca dao)
Cái nhìn này thì chuyên chở một nổi niềm nhớ nhung...
- Nguyễn Du qua truyện Kim Vân Kiều, nhìn xã hội Việt Nam ly loạn của thế kỷ 18 với cái nhìn thông thái mà ngậm ngùi:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
- Ôn Như Hầu, với Cung Oán Ngâm Khúc, đã nhìn xã hội với tâm trạng nghe trớ trêu, tức tưởi:
"Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào".
-Vạn Hạnh Thiền sư (đời Lý) thì nhìn như thật cuộc đời là vô thường, mỏng manh, với thái độ thanh thản, tự tại:
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô"
Tạm dịch:
Thân như bóng chớp có rồi không
Cỏ cây xuân tươi thu lại khô
Tùy vận thịnh, suy lòng không sợ
Thịnh, suy đầu cỏ hạt sương phô.
-Vua Trần Nhân Tôn, Ðiều Ngự Giác Hoàng, đã thể nghiệm sâu xa giải thoát giữa trần ai, cái nhìn trở nên rất tự nhiên và rất thiền:
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".
Tạm dịch:
"Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Hể đói thì ăn mệt nghỉ liền
Trong nhà có ngọc đừng chạy kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".
Mỗi cái nhìn cuộc đời chuyên chở một nội dung khác nhau, tùy theo điều kiện, khả năng và vị trí của người nhìn.

Văn học - Hành trang đường đời của tuổi thơ

Khi tìm sách cho các bạn trẻ đọc, tôi phát hiện và nghiệm ra nhiều điều thật thú vị. Lâu nay tôi nghĩ, tuổi trẻ thường là lười đọc sách. Không phải. Nói tuổi trẻ Việt Nam lại càng không phải. Nói văn học thiếu nhi và văn học trẻ Việt Nam nghèo, cũng không phải. (Đành là giàu nghèo tùy theo quan niệm của mỗi người). Nói tuổi trẻ chưa có khả năng cảm thụ văn học, cũng không phải. Điểm qua vài đầu sách như Dế Mèn phiêu lưu ký, Những giọt mực, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Giọt nước cành dương, Cô bé bên cửa sổ (dịch), Hoàng tử bé (dịch)..., thì không thể nói nghèo được. Còn độc giả trẻ, tôi dám chắc là các em không lười đọc và khả năng cảm thụ văn học của các em không kém. Muốn luận bàn thêm vấn đề này, tôi mời các bạn đọc lại bài viết sau của nhà văn Nguyễn Quang Thân trước đã. sgk.


Văn học - Hành trang đường đời của tuổi thơ

Nguyễn Quang Thân

Chúng ta đã nói, đã viết và đã lo lắng quá nhiều về tình trạng sách văn học của các em hiện nay. Đòn của kinh tế thị trường thật nặng nề và bức tranh khá ảm đạm. Những cuốn sách trước đây được xuất bản năm vạn, mười vạn bản nay chỉ có thể in được một đến ba ngàn, mà bán cũng rất chật vật. Hiển nhiên là các em ít đọc sách đi rất nhiều. Và chắc một hai thế hệ trẻ con của chúng ta trở thành người lớn mà chưa hề biết Jules Verne, Hector Malot, Stenvenson là ai, chưa hề đọc truyện cổ Grim, chưa hề một lần run rẩy với những chú lính chì của Anđecxen bất tử. Có một điều tra không chính thức cho biết một sự thật còn đáng buồn hơn là rất nhiều thanh niên hiện nay – mà lại là những thanh niên có học ở thành phố - chưa hề được nghe một lời ru con dân dã hay một truyện cổ tích do mẹ hay bà kể cho.
Những trò chơi và màn ảnh nhỏ hiên đại (đó là nói về những em có số phận may mắn còn hàng chục triệu trẻ em nông thôn thì ngay cả những thứ công nghệ thay thế sách vở đó cũng không hề có) đã thay thế văn thơ từng nuôi dưỡng tâm hồn non trẻ của bao nhiêu người đang là rường cột của dân tộc chúng ta hôm nay. Rồi đây các em sẽ đi vào tương lai như thế nào với gánh hành trang có bao nhiêu thứ nhưng trừ văn học? Bời vì, có lẽ không chỉ quan điểm của riêng cá nhân tôi, những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính là những cuốn ta đọc thời thơ ấu vậy mà những cuốn sách như thế - những tác phẩm cố điểm tiêu biểu của văn học thế giới vẫn được tái bán đến hàng chục, hàng trăm lần và vẫn đang được trẻ em say mê đọc trên các miền đất khác của hành tinh. Chẳng hạn, cuốn sách cho trẻ con có tên Ngôi nhà có mái hồi xanh    của nhà văn Ai-xơ-len là Luki Maodơ Môngômery ra đời từ 1980, đã tái bản lần thứ 99 ngay trong năm 1991 gần đây và được trẻ em cũng như người lớn Nhật chào đón nồng nhiệt. Cuốn sách đã gây một cơn sốt hướng về quê hương nhà văn và nhân vật chính. Người ta đã dựng lên ở đảo Hôcaiđô và cả ở thành phố Saclốttao, nơi yên nghỉ cuối cùng của nhà văn, ngôi nhà được miêu tả trong tiểu thuyết, có mái hồi  hmàu xanh lá cây. Ngôi nhà này ở Nhật đã cuốn hút được 400.000 người đến xem vào năm 1990. Còn làn sóng người Nhật đến thawmngooi nhà ở Saclốtao thì đã thật sự cứu được nền kinh tế của nước này (theo tuần báo Newsweek) . dẫn chứng về tác phẩm văn học thiếu nhi cổ điển này đã nói lên một điều: hiển nhiên là, ngay ở nước vNhật, ở quê hương của đầu máy ideo và trò chơi điện tử thì những thứ đó cũng không thể thay thế được văn học cho trẻ em và những ảnh hưởng sâu xa của nó trong sự hình thành thế giới tinh thần của các thế hệ trẻ thơ.

Thực hành tâm xả

Thông qua thực hành tâm từ, tâm bi, và tâm hỷ, chúng ta dần dần mở rộng nếp nghĩ của mình, và mở lòng mình hơn. Chúng ta nên thực hành tâm xả để không còn phân biệt và thiên vị. Nếu không có tâm vô lượng thứ tư này thì ba tâm kia sẽ bị giới hạn bởi thói quen yêu và ghét, chấp nhận và phản đối.
Tu tập tâm xả là tập tâm cởi mở hoàn toàn, đón nhận tất cả mọi người, mời sự sống đi qua. Tất nhiên, cũng có khi khách đến nhà, chúng ta cảm thấy lo sợ và ác cảm với họ. Thật vậy, chúng ta chỉ mở lòng một cách hạn hẹp và nghĩ rằng đó là mình đã trải lòng hết mức rồi, và khi cần ta sẽ sẵn sàng khép lòng lại. Tu tập tâm xả là một quá trình lâu dài. Chúng ta luôn mong mỏi mở lòng từ bi trong suốt cuộc đời mình, điều này đòi hỏi ta phải biết chấp nhận mọi việc - bệnh tật, khỏe mạnh, sang - hèn, vui - buồn. Chúng ta phải sẵn sàng đón nhận và trải nghiệm tất cả. Tâm xả rộng lớn hơn những quan điểm giới hạn thông thường. Đó là tâm rộng lớn không bó buộc thực tại trong giới hạn thuận hay nghịch, yêu hay ghét. Để đạt được tâm xả, chúng ta cần luyện tập bằng cách thực hành ba bước: “Xin cho tôi được an trú trong tâm xả vô lượng, không si mê, sân hận hay định kiến”. “Mong cho bạn luôn an trú trong tâm xả vô lượng, không si mê, sân hận hay định kiến”. “Cầu cho tất cả mọi loài luôn an trú trong tâm xả vô lượng, không si mê, sân hận hay định kiến”. Hoặc dùng chính ngôn ngữ của mình khi thực tập cũng được. Thực hành tâm xả cũng có thể thực hiện qua bảy bước (xem mục 35). Hãy tập thiền định trước và sau khi tu tập tâm xả này.

PEMA CHODRON

THUỶ DUNG DỊCH

Tâm và vật


Huỳnh Ngọc Chiến
Mối quan hệ giữa Tâm và Vật là chủ đề quá lớn, không phải là nội dung của bài này. Người viết chỉ muốn ghi lại một cảm nhận nhỏ trong những lần thao tác trên máy tính, cụ thể là với phần mềm Excel, và gặp một lỗi rất thông thường. Từ thông báo lỗi đó của máy tính, tôi chợt liên hệ với cách nhìn của chúng ta về thế giới và bỗng cảm nhận rằng dường như trong cách nhìn có một gì đó không được chính xác, nếu không muốn nói là quá máy móc và sai lầm. Chỉ khác một điều là khi máy tính thông báo lỗi thì ta nhận thấy, vì máy “treo” không hoạt động được; còn khi thế giới tự nhiên “thông báo lỗi” ta lại không nhận thấy, vì thế giới vẫn cứ vận hành, vẫn cứ trôi miên man theo dòng hóa sinh vô tận. Nếu chúng ta cảm nhận được “thông báo lỗi” của thế giới tự nhiên thì biết đâu cuộc sống sẽ bớt đi sự sung đột giữa những thế giới quan khác nhau.

Nuôi dưỡng tâm hỷ

Khi chúng ta chăm sóc mảnh đất tâm của mình, là chúng ta tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bồ-đề tâm phát triển. Chúng ta bắt đầu thấy hoan hỷ. Điều này không phải đến từ sự từ bỏ chính mình mà từ sự tiếp xúc với chính mình một cách tỉnh thức và bắt đầu trải nghiệm tinh thần dấn thân cao quý của mình. Ta cũng tạo điều kiện cho tâm hoan hỷ phát triển thêm lên bằng cách thực tập tâm bồ-đề và đặc biệt là thực tập hạnh biết ơn và tùy hỷ. Cũng giống với ba tâm vô lượng khác, chúng ta có thể thực hành tâm hỷ vô lượng với ba bước cầu nguyện như sau: “Mong cho tôi luôn có niềm vui lớn và không bị khổ đau. Mong cho bạn luôn có niềm vui lớn và không bị khổ đau. Mong cho chúng ta luôn có niềm vui lớn và không bị khổ đau”. Chúng ta cũng có thể thực hành điều này theo bảy bước (xem mục 35). Hoặc chúng ta sử dụng từ ngữ của chính mình cũng được.
Lòng biết ơn và tùy hỷ theo những thể hiện qua những lời cầu nguyện nói trên chỉ cho sự an trú vững chắc vào bản chất chân chính và rộng mở của tâm mình, chỉ cho sự kết nối với sức mạnh nội tại của thiện căn. Tuy nhiên, để làm điều này, chúng ta phải bắt đầu với những thiện duyên như sức khỏe, trí thông minh cơ bản, môi trường thuận lợi – những điều kiện may mắn đã tạo nên kiếp người quý giá này. Đối với một hành giả dấn thân tỉnh thức, sự thuận lợi lớn lao nhất là biết mình có duyên được nghe và thực tập những lời giáo huấn về tâm bồ-đề.
Chúng ta có thể thực hành bước đầu tiên là tập hoan hỷ với chính cuộc sống may mắn của mình. Bí quyết là sống ngay bây giờ và ở đây, hoàn toàn kết nối và chú ý đến từng chi tiết trong cuộc sống của mình. Chúng ta thể hiện lòng tùy hỷ, tức là tình thân với chính mình và sự sống đang diễn ra trong tất cả mọi thứ. Sự kết hợp giữa tỉnh thức và tùy h đưa chúng ta hoàn toàn về với thực tại và mang lại sự hoan hỷ cho chúng ta. Khi chúng ta mở rộng phạm vi tỉnh thức và tùy hỷ đối với mọi người và sự sống quanh mình, thì kinh nghiệm về lòng hoan h của chúng ta sẽ càng mở rộng.

PEMA CHODRON

THUỶ DUNG DỊCH

Kinh Tranh luận (Sn 168)

Người hỏi:
862. Từ đâu được khởi lên,
Các tranh luận, đấu tranh,
Than van và sầu muộn,
Cùng với tánh xan tham,
Mạn và tăng thượng mạn,
Kể cả với hai lưỡi,
Từ đâu chúng sanh nhiều,
Mong Ngài hãy nói lên.

Thế Tôn:
863. Từ ái sanh khởi nhiều,
Các tranh luận, đấu tranh
Than van và sầu muộn,
Cùng với tánh xan tham,
Mạn và tăng thượng mạn,
Kể cả với hai lưỡi,
Các tranh luận, đấu tranh, 
Ðều liên hệ xan tham,
Những lời nói hai lưỡi,
Khởi lên từ tranh luận.

Kinh Trung đạo nhân duyên hay Kinh Kaccayanagotta

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...
2) Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:
– “Chánh kiến, chánh kiến”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

Thực hành lòng bi mẫn

Chúng ta nuôi dưỡng lòng bi mẫn để tâm mình trở nên thanh tịnh hơn và cũng để trở nên chân thật hơn với bản thân, biết cách bao dung hơn về việc khi nào khép lòng lại. Không cần phải khắc khe hay biện minh cho mình, chúng ta can đảm đối mặt với đau khổ. Đây có thể là đau khổ nảy sinh do ta dựng lên các rào cản, hoặc là đau khổ khi ta mở lòng tiếp xúc với nỗi đau của chính mình hay của người khác. Chúng ta đã học được rất nhiều từ những thất bại cũng như từ những thành công của mình. Thông qua việc nuôi dưỡng lòng bi mẫn, chúng ta qui hợp toàn bộ trải nghiệm của mình – từ khổ đau và cảm thông đến tàn bạo và khủng bố. Phải thực hành như vậy. Lòng bi mẫn không phải là một mối quan hệ giữa người chữa lành và những người bị thương. Đó là một mối quan hệ giữa những giá trị cân bằng. Chỉ khi chúng ta biết miền tối của chúng ta, chúng ta mới có thể có mặt với bóng tối của người khác. Lòng bi mẫn trở thành thực tế khi chúng ta nhận ra bản tính chung của nhân loại.
Cũng như trong tất cả các cách thực hành bốn tâm vô lượng, chúng ta nên bắt đầu thực hành tâm bi từ chỗ chúng ta đang có và sau đó mở rộng khả năng của mình. Chúng ta bắt đầu bằng cách định vị khả năng thực có của mình trước bể khổ của cuộc đời. Chúng ta có thể liệt kê những người mà chúng ta có thể hướng tâm khởi lòng bi mẫn. Người đó có thể là anh em, con cháu, bạn bè của chúng ta đang sợ chết, cũng như những người chúng ta chỉ biết qua sách vở hoặc báo chí. Cốt yếu là để tiếp xúc được lòng bi mẫn chân thật, bất kể là lòng bi mẫn đó khởi nguồn từ đâu. Sau đó, chúng ta có thể thực hiện theo các công thức ba bước: "Cầu cho tôi được giải thoát khỏi khổ đau. Cầu cho bạn được giải thoát khỏi khổ đau. Cầu cho tất cả chúng ta được giải thoát khổ đau". Chúng ta cũng có thể thực tập theo quá trình bảy bước chính thức được trình bày trong mục 35, bằng cách sử dụng lời dẫn "Cầu cho tôi được giải thoát khỏi đau khổ và nguồn gốc của đau khổ”, hoặc dùng lời của mình. Giống như tất cả các cách luyện tập bồ-đề tâm, tốt nhất là thực tập tâm bi trong thời ngồi thiền.

PEMA CHODRON

THUỶ DUNG DỊCH

Nuôi dưỡng tâm bi

Nuôi dưỡng tâm từ của mình là một cách làm thức tỉnh tâm bồ-đề, thì nuôi dưỡng tâm bi cũng là một cách thức tỉnh tâm bồ-đề. Tuy nhiên, tâm bi mang tính thách thức cảm xúc hơn tâm từ vì nó đòi hỏi thái độ sẵn sàng đón nhận đau khổ. Người thực hành cần luyện tập như một người dấn thân thật sự.
Để đánh thức lòng bi mẫn, đạo sư Patrul Rinpoche ở thế kỷ XIX dạy chúng ta hãy quán tưởng chúng sinh đang trong vòng đau khổ - một con vật đang bị giết thịt, một con người đang chờ hành quyết. Để gần gũi hơn, theo Patrul Rinpoche, ta nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Đặc biệt đau đớn là hình ảnh của một người mẹ cụt tay trông thấy con mình bị dòng sông hung dữ cuốn đi. Để cảm nhận được sự đau khổ của người khác một cách hoàn toàn và trực tiếp thì bạn phải thực sự đau đớn như khi đang ở trong hoàn cảnh của người đó. Đối với phần lớn chúng ta, ngay cả việc suy nghĩ về một điều gì đó thôi cũng đủ mang lại sợ hãi. Khi ta thực tập về lòng bi mẫn, ta có thể sẵn sàng trải nghiệm nỗi sợ đau khổ của chính mình.
Thực hành tâm bi là một thử thách. Nó đòi hỏi chúng ta phải biết cách thư giãn và cho phép ta nhẹ nhàng tiếp cận với những điều khiến ta sợ hãi. Bí quyết để làm điều này là sống chung với niềm đau chứ không sanh tâm ghét bỏ: để cho nỗi sợ hãi làm dịu ta xuống hơn là chống lại chúng.
Ta có thể thấy khó khăn ngay cả trong việc suy nghĩ về chúng sinh đang đau khổ, chứ chưa nói đến việc nhân danh họ mà hành động. Nhận ra được điều này, chúng ta bắt đầu một cách thực hành tương đối dễ. Chúng ta vận tâm dõng mãnh bằng cách nhiếp tâm chú nguyện. Chúng ta nhiếp tâm cầu nguyện cho mọi loài chúng sinh, gồm có chúng ta và những chúng sinh ta không thích, được giải thoát khỏi sự khổ đau và nguồn gốc của đau khổ.

PEMA CHODRON

THUỶ DUNG DỊCH

Kinh về các loại thức ăn

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng Lâm) trong vườn ông Anàthapin-dika (Cấp Cô Độc )
2) – Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

Thực tập tâm từ

Để chuyển từ thái độ thù hằn sang lòng thương yêu vô điều kiện có vẻ như là một việc dễ làm nản lòng người. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ những gì quen thuộc trước. Để nuôi dưỡng tâm từ vô lượng, trước hết hãy tìm sự thân thiện mà chúng ta đã có. Chúng ta bắt đầu với lòng biết ơn và trân trọng – tức là với khả năng cảm nhận được thiện chí. Không quá lý thuyết, với cách này chúng ta có thể chạm được tâm bồ-đề của mình. Dù ta tìm tâm bồ-đề ở chỗ thuần thục của lòng thương yêu hay nơi mỏng manh của tâm hồn cô đơn, điều đó không quan trọng. Nếu muốn tìm những nơi yếu mềm và dễ xúc động trong tâm hồn, chúng ta sẽ luôn tìm được.

Nuôi dưỡng bốn tâm vô lượng

Có lần có một vị thầy đã nói với tôi rằng nếu tôi muốn đạt được hạnh phúc lâu dài thì cách duy nhất là phải bước ra khỏi cái kén cá nhân. Khi tôi hỏi vị ấy làm thế nào để mang hạnh phúc đến cho người khác, vị ấy trả lời: “Cùng cách như vậy”. Đây chính là lý do tôi nỗ lực hết mình thực hành bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷxả; cách tốt nhất để phục vụ cho chính mình là yêu thương và chăm sóc cho người khác. Bốn phẩm chất này là những công cụ đắc lực để phá hết thành vách dựng lên khổ đau của mọi loài.

Kinh Chuyển Pháp Luân

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:
– Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?
3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.