Hoa trái của đời sống du phương là nội dung chính của một kiệt tác văn học Phật giáo thời kỳ đầu, Samaññaphala Sutta. Hòa Thượng Minh Châu đã dịch bài kinh này với tựa là Kinh Sa Môn Quả. Chắc là khó cho chúng ta thưởng thức một lần loại hoa trái này, dù hoa trái vẽ! Thế nên, khi nào thích và rảnh, thì lướt qua thưởng ngoạn một chút là tốt nhất.
Kinh Sa-Môn
Quả
Kinh Sa-Môn
Quả
(Sàmannaphala sutta)
1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế
Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca,
cùng với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ
Ajàtasattu (A-xà-thế) con bà Vihehi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha
(Ma-kiệt-đà) nhân lễ Bố Tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi
trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hậu hạ. Lúc bấy giờ
Ajàtasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày Bố Tát cảm hứng nói rằng:
“Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này
các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng
trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành
thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị
Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?”.
Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước
Magadha: “Tâu Đại vương, có Pùrana Kassapa (Phú-la Ca-diếp) là vị hội chủ, vị
giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo
phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu
năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong Đại vương đến chiêm bái Pùrana Kassapa
này. Chiêm bái Pùrana Kassapa có thể khiến tâm Đại vương được tịnh tín”. Khi
nghe nói vậy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.