Đặc tính thứ ba của sự tồn tại là khổ đau. Nói ngắn gọn
là: chúng ta đau khổ khi ta chống lại sự thật hiển nhiên của vô thường và chết.
Chúng ta đau khổ không phải do ta xấu xa và đáng bị trừng phạt mà vì ta hiểu
sai ba điều sau.
Thứ nhất, chúng ta luôn kỳ vọng mình có thể hiểu và
đoán được quá trình thay đổi của mọi vật. Bởi vì chúng ta sai khi cho rằng cái
vô thường là trường tồn, chúng ta khổ.
Thứ hai, chúng ta sống như thể mình là một phần tách rời
của thế giới, cứ như chúng ta là một thực thể xác định trong khi thực chất
chúng ta luôn trong tình trạng vô ngã. Bởi vì chúng ta nhầm khi cho rằng bản chất
của tính cởi mở là một cái tôi không thay đổi và không thể phủ nhận, nên chúng
ta khổ.
Thứ ba, chúng ta mải mê tìm kiếm hạnh phúc không đúng
chỗ. Đức Phật gọi thói quen này là “đau khổ mà nhầm vì là hạnh phúc”. Chúng ta
có thói quen tìm kiếm một cái gì đó để làm dịu cơn giận dữ trong tức thời. Do
đó chúng ta càng không thể chịu đựng nổi dù là một cơn bực dọc nhỏ nhất. Ban đầu
chỉ là một sự luân chuyển nhẹ dòng năng lượng - một cơn co thắt bao tử nhẹ, một
cảm giác mơ hồ cho rằng có chuyện xấu sắp xảy ra - có thể trở thành một cơn
nghiện. Đây là cách mà chúng ta hay cố gắng đoán trước cuộc sống. Bởi vì chúng
ta đang nhầm lấy một điều thường mang đến đau khổ cho là điều sẽ mang đến hạnh
phúc, chúng ta bị mắc kẹt với thói quen làm cho đau khổ leo thang.