Các hoạt động phục vụ cho hoà bình và công bằng xã hội luôn gắn liền với sự bình an từ nội tâm của con người. Theo quan điểm Phật giáo, muốn đóng góp cho hoà bình, trước tiền mỗi người cần phải sống an bình và hoà hợp trong gia đình cũng như trong cộng động của mình.
Sở dĩ người viết muốn nói lên điều này là vì nó liên quan đến những lời kêu gọi của các nhà hoạt động chống chiến tranh xưa nay. Những lời kêu gọi hoà bình trước công chúng đôi lúc còn mang nhiều chất liệu sân giận, chấp trước và tham muốn. Đó là sân giận với các nhà lãnh đạo đã gây nên chiến tranh. Đó là chấp trước vào các khuôn khổ và giáo điều về thiện và ác, và cho rằng chỉ có quan điểm của mình là đúng; nhưng tiếc rằng những quan điểm được cho là đúng lại không dựa trên các nhìn bao quát và sâu sắc, không thấy được bản chất quan hệ tương hỗ của sự vật hiện tượng. Đó là mong muốn tiêu diệt những nhà lãnh đạo chiến tranh. Đó là mong muốn chống đối chỉ để chống đối. Đó là mong muốn hô hào để nhiều người cùng hưởng ứng các cuộc biểu tình “vì hoà bình” của mình.
Các bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là sự hận thù thể hiện ở bên ngoài xã hội thôi, nhưng không, trong gia đình cũng có sự hận thù như vậy đó. Một người mẹ, một người cha cũng la hét lên tương tự để dẹp những cuộc ấu đả nhau trong gia đình. Tất cả chỉ làm cho vấn đề cháy bùng lên. Tất cả đều là đau khổ.
Và như thế, cách nói và cách làm của chúng ta tạo ra sự bất hoà giữa các thành viên trong gia đình cũng không khác gì cách chúng ta nói, chúng ta làm để chống lại “kẻ thù” thuộc các cộng đồng hoặc quốc gia khác. Cái này sinh vì cái kia sinh. Chúng ta nhắm vào kẻ thù ở bên ngoài mà không ý thức được rằng chính chúng ta đang sống trong một thế giới của suy tưởng xa rời sự thật. Chúng ta không thấy được mầm mống của chiến tranh. Cách phản ứng của chúng ta cũng không nói lên được nỗi khổ của con người. Chúng ta quên rằng mầm mống của chiến tranh bắt đầu từ trong tâm của chúng ta. Chúng ta không thấy được rằng người khác và chúng ta là một. Chúng ta không thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta trong chiến tranh. Chúng ta quên mất các yếu tố, các nhân duyên tiềm ẩn đã góp phần tạo nên sự mâu thuẫn ban đầu. Sự nghèo đói, sự thiếu giáo dục… có thể là những yếu tố.
Và do vậy, hành động của chúng ta chủ yếu dựa trên cách nghĩ, cách nói do sợ hãi gây ra chứ không phải xuất phát từ sự tỉnh thức, từ tâm từ bi, hỷ xả. Đây là những sự thực phũ phàng trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Gia đình không thể tách rời xã hội; nguồn gốc của mọi vấn đề nằm trong mối quan hệ tương hỗ này và phương pháp giải quyết vấn đề cũng nằm trong mối quan hệ tương hỗ này.
Chiến tranh luôn gắn liền với sự sân giận và tham chấp của con người, trong gia đình và trong cộng đồng. Con người, gia đình, và cộng đồng chính là nơi biểu hiện những xung đột mà người ta muốn loại trừ. Chiến tranh chỉ loại trừ mà không chuyển hoá. Chiến tranh là sự chia rẽ giữa kẻ thắng và người thua, mà không phải là sự biểu hiện của hiểu biết và thương yêu. Sự loại trừ đó không nói lên được sự hiểu biết về bản chất đồng nhất của vũ trụ. Và nó cũng hoàn toàn không nói lên được sự hiểu biết về tính vô thường và vai trò của nó trong xung đột, chiến tranh và hoà bình.
Khi đặt mâu thuẫn vào khung thiện-ác, người ta chỉ nói về tội lỗi mà không thấy được bản chất gây khổ của vấn đề và khả năng chấm dứt khổ đau đó. Chúng ta cũng không thừa nhận rằng có một con đường có thể giúp chúng ta chữa lành và hàn gắn chính mình cũng như các nguyên nhân, các mối quan hệ, các nhân duyên đưa tới xung đột trong gia đình và xã hội. Chúng ta không thấy được thực tế ngay trong giây phút hiện tại mà lại đi giải thích lịch sử trong cái nhìn giới hạn của con người. Đây là sai lầm chính trong cách nhìn về sự xung đột.
Chúng ta không nhìn sự mâu thuẫn trong chiều hướng mà theo đó, chúng ta có thể hiểu được nỗi đau của mỗi thành viên trong gia đình. Ai là người tra tấn và ai là người bị tra tấn? Do không thấy được đau khổ của mình, người ta vô tình mang sân giận, đố kỵ, sai lầm và lo sợ vung vãi lên người khác trong gia đình. Chúng ta cứ mang về nhà những áp lực trong cuộc sống xã hội mà chúng ta không thấy được. Nhưng với tỉnh thức, chúng ta có thể chữa lành và chuyển hoá tất cả những điều đó.
Những xung đột vũ trang giữa các vùng hay các quốc gia mà chúng ta thấy đều được phản ánh trong gia đình, với quy mô nhỏ hơn, nhưng bản chất là một. Do vậy phương pháp ngăn chặn hay chữa lành những xung đột trong gia đình hay ngoài xã hội đều như nhau.
Vậy thì theo Phật giáo, chúng ta có thể bắt đầu chữa lành bằng cách nào?
Trước hết chúng ta cần nhận ra các nguyên lý cơ bản của vấn đề, đó là bản chất vô thường và tương quan tương duyên của sự vật hiện tượng. Thừa nhận bản chất phức tạp và luôn luôn thay đổi đó sẽ cho chúng ta cái nhìn mới không những về thực trạng của vấn đề mà còn bản chất thay đổi liên tục của nó nữa. Ở thời nào cũng vậy, quyền lực và sức mạnh, dù lớn dù nhỏ, đều là biểu hiện của cái nhìn hẹp hòi. Khi chúng ta cố giữ chặt lòng thương ghét của mình, chúng ta sẽ không thấy được thực tại và dễ dàng mất đi cơ hội tiếp nhận những bài học của cuộc sống. Nếu chúng ta để cho dòng chảy của cuộc sống tự nó diễn ra, thì chúng ta sẽ thấy được bản chất vô thường và tương quan tương duyên của nó.(*)
Chúng ta có thể chữa lành xung đột bằng cách nhìn sâu và hiểu sâu bản chất tương quan tương duyên trong cuộc sống. Hiểu điều này cho phép chúng ta thấy được rằng chúng ta không phải là một bản ngã riêng biệt mà là một sự tương quan trùng trùng với mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này. Vậy thì, chúng ta có thể làm gì? Bằng hành động và lời nói, chúng ta có thể góp phần cho hoà bình. Chúng ta có thể giúp những người còn mù quáng và hành động theo lo lắng và sợ hãi. Chúng ta có thể làm điều này ở mọi cấp độ và trong mọi hoàn cảnh. Căn bản nhất là chúng ta có thể bắt đầu thực hiện điều này với con em của mình. Và cụ thể là bắt đầu thực tập im lặng, dừng lại và quán chiếu.
Đặc tính và nguyện vọng chung của chúng ta trong gia đình là gì? Có phải là tình người, là nhu cầu được thương yêu, được tự do hay không? Rõ ràng là ai cũng muốn chia sẻ và lắng nghe nỗi đau của con người. Chúng tôi đã chứng kiến điều này khi chúng tôi tổ chức một khoá tu cho người Palestine và Do Thái Israeli ở Nazareth vào năm 2003. Cuối khoá tu, người Do Thái và người Palestine ôm nhau khi họ nhận ra rằng họ cùng có chung thân phận khổ đau của con người. Sự đau khổ không dừng lại ở cá nhân mà sẽ lan đến mọi người xung quanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người gần gũi nhất trong gia đình của mình. Thực ra, khi chúng ta có thể chữa lành những xung đột trong gia đình, chúng ta sẽ học được ở đó kinh nghiệm chia sẻ với người khác trong cộng đồng và xã hội.
Vậy thì phương pháp nào có công năng chuyển hoá trong gia đình? Chúng tôi thực hành Giới tỉnh thức thứ tư, đó là nói trong tỉnh thức. Trước hết, dừng lại. Sau đó, lắng nghe thật sâu để hiểu mình và người, để thấy được bản chất vô ngã trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe thân tâm mình, thì chúng ta sẽ không thể nghe những gì người khác nói. Và kế nữa là chia sẻ tấm lòng của mình, suy nghĩ của mình trong tỉnh thức.
Để bắt đầu quá trình dừng lại, lắng nghe thật sâu và nói lời tỉnh thức, thực tập làm mới là một phương thức hiệu quả nhất. Cách thực tập này có sức mạnh chuyển hoá tận gốc đau khổ chứ không phải chỉ trên bề mặt. Cách thực tập này giúp chúng ta thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta.
Chúng ta có thể bắt đầu thực tập bằng cách viết những điều mình muốn chia sẻ cho một người nào đó, cho một thành viên nào đó trong gia đình, hoặc cho toàn thể gia đình. Phương pháp này rất hữu hiệu vì nó giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ của chính mình và có thể mở ra con đường chuyển hoá khổ đau đó. Chúng ta có thể chữa lành khổ đau và xung đột. Giáo pháp của Đức Phật giúp chúng ta trong quá trình này. Những điều nói trên chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta phải tự mình thực tập. Khi chúng ta thực hành tỉnh thức và sống với tình thương yêu rộng lớn dành cho chính mình và cho tất cả chúng sanh, chúng ta sẽ có khả năng chia sẻ và biết mình phải làm gì để có thể đóng góp cho sự an bình của xã hội. Chúng ta có thể làm được điều này và chúng ta sẽ thấy rằng tập sống an vui và buông xả chính là hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.
David Around (Giác Kiến dịch)
(*) Bản dịch này chúng tôi dịch cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và đã được đăng lại trên Giác Ngộ. Vì lý do kỹ thuật (có lẽ vậy), nên đoạn này bị lộn xộn trong bản đăng trên Giác Ngộ. Thật bất tiện nếu phải nhờ các bạn ở Giác Ngộ chỉnh sửa lại chỗ này, nên chúng tôi xin đăng lại ở đây để các bạn đọc bản dịch hoàn chỉnh.
Sở dĩ người viết muốn nói lên điều này là vì nó liên quan đến những lời kêu gọi của các nhà hoạt động chống chiến tranh xưa nay. Những lời kêu gọi hoà bình trước công chúng đôi lúc còn mang nhiều chất liệu sân giận, chấp trước và tham muốn. Đó là sân giận với các nhà lãnh đạo đã gây nên chiến tranh. Đó là chấp trước vào các khuôn khổ và giáo điều về thiện và ác, và cho rằng chỉ có quan điểm của mình là đúng; nhưng tiếc rằng những quan điểm được cho là đúng lại không dựa trên các nhìn bao quát và sâu sắc, không thấy được bản chất quan hệ tương hỗ của sự vật hiện tượng. Đó là mong muốn tiêu diệt những nhà lãnh đạo chiến tranh. Đó là mong muốn chống đối chỉ để chống đối. Đó là mong muốn hô hào để nhiều người cùng hưởng ứng các cuộc biểu tình “vì hoà bình” của mình.
Các bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là sự hận thù thể hiện ở bên ngoài xã hội thôi, nhưng không, trong gia đình cũng có sự hận thù như vậy đó. Một người mẹ, một người cha cũng la hét lên tương tự để dẹp những cuộc ấu đả nhau trong gia đình. Tất cả chỉ làm cho vấn đề cháy bùng lên. Tất cả đều là đau khổ.
Và như thế, cách nói và cách làm của chúng ta tạo ra sự bất hoà giữa các thành viên trong gia đình cũng không khác gì cách chúng ta nói, chúng ta làm để chống lại “kẻ thù” thuộc các cộng đồng hoặc quốc gia khác. Cái này sinh vì cái kia sinh. Chúng ta nhắm vào kẻ thù ở bên ngoài mà không ý thức được rằng chính chúng ta đang sống trong một thế giới của suy tưởng xa rời sự thật. Chúng ta không thấy được mầm mống của chiến tranh. Cách phản ứng của chúng ta cũng không nói lên được nỗi khổ của con người. Chúng ta quên rằng mầm mống của chiến tranh bắt đầu từ trong tâm của chúng ta. Chúng ta không thấy được rằng người khác và chúng ta là một. Chúng ta không thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta trong chiến tranh. Chúng ta quên mất các yếu tố, các nhân duyên tiềm ẩn đã góp phần tạo nên sự mâu thuẫn ban đầu. Sự nghèo đói, sự thiếu giáo dục… có thể là những yếu tố.
Và do vậy, hành động của chúng ta chủ yếu dựa trên cách nghĩ, cách nói do sợ hãi gây ra chứ không phải xuất phát từ sự tỉnh thức, từ tâm từ bi, hỷ xả. Đây là những sự thực phũ phàng trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Gia đình không thể tách rời xã hội; nguồn gốc của mọi vấn đề nằm trong mối quan hệ tương hỗ này và phương pháp giải quyết vấn đề cũng nằm trong mối quan hệ tương hỗ này.
Chiến tranh luôn gắn liền với sự sân giận và tham chấp của con người, trong gia đình và trong cộng đồng. Con người, gia đình, và cộng đồng chính là nơi biểu hiện những xung đột mà người ta muốn loại trừ. Chiến tranh chỉ loại trừ mà không chuyển hoá. Chiến tranh là sự chia rẽ giữa kẻ thắng và người thua, mà không phải là sự biểu hiện của hiểu biết và thương yêu. Sự loại trừ đó không nói lên được sự hiểu biết về bản chất đồng nhất của vũ trụ. Và nó cũng hoàn toàn không nói lên được sự hiểu biết về tính vô thường và vai trò của nó trong xung đột, chiến tranh và hoà bình.
Khi đặt mâu thuẫn vào khung thiện-ác, người ta chỉ nói về tội lỗi mà không thấy được bản chất gây khổ của vấn đề và khả năng chấm dứt khổ đau đó. Chúng ta cũng không thừa nhận rằng có một con đường có thể giúp chúng ta chữa lành và hàn gắn chính mình cũng như các nguyên nhân, các mối quan hệ, các nhân duyên đưa tới xung đột trong gia đình và xã hội. Chúng ta không thấy được thực tế ngay trong giây phút hiện tại mà lại đi giải thích lịch sử trong cái nhìn giới hạn của con người. Đây là sai lầm chính trong cách nhìn về sự xung đột.
Chúng ta không nhìn sự mâu thuẫn trong chiều hướng mà theo đó, chúng ta có thể hiểu được nỗi đau của mỗi thành viên trong gia đình. Ai là người tra tấn và ai là người bị tra tấn? Do không thấy được đau khổ của mình, người ta vô tình mang sân giận, đố kỵ, sai lầm và lo sợ vung vãi lên người khác trong gia đình. Chúng ta cứ mang về nhà những áp lực trong cuộc sống xã hội mà chúng ta không thấy được. Nhưng với tỉnh thức, chúng ta có thể chữa lành và chuyển hoá tất cả những điều đó.
Những xung đột vũ trang giữa các vùng hay các quốc gia mà chúng ta thấy đều được phản ánh trong gia đình, với quy mô nhỏ hơn, nhưng bản chất là một. Do vậy phương pháp ngăn chặn hay chữa lành những xung đột trong gia đình hay ngoài xã hội đều như nhau.
Vậy thì theo Phật giáo, chúng ta có thể bắt đầu chữa lành bằng cách nào?
Trước hết chúng ta cần nhận ra các nguyên lý cơ bản của vấn đề, đó là bản chất vô thường và tương quan tương duyên của sự vật hiện tượng. Thừa nhận bản chất phức tạp và luôn luôn thay đổi đó sẽ cho chúng ta cái nhìn mới không những về thực trạng của vấn đề mà còn bản chất thay đổi liên tục của nó nữa. Ở thời nào cũng vậy, quyền lực và sức mạnh, dù lớn dù nhỏ, đều là biểu hiện của cái nhìn hẹp hòi. Khi chúng ta cố giữ chặt lòng thương ghét của mình, chúng ta sẽ không thấy được thực tại và dễ dàng mất đi cơ hội tiếp nhận những bài học của cuộc sống. Nếu chúng ta để cho dòng chảy của cuộc sống tự nó diễn ra, thì chúng ta sẽ thấy được bản chất vô thường và tương quan tương duyên của nó.(*)
Chúng ta có thể chữa lành xung đột bằng cách nhìn sâu và hiểu sâu bản chất tương quan tương duyên trong cuộc sống. Hiểu điều này cho phép chúng ta thấy được rằng chúng ta không phải là một bản ngã riêng biệt mà là một sự tương quan trùng trùng với mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này. Vậy thì, chúng ta có thể làm gì? Bằng hành động và lời nói, chúng ta có thể góp phần cho hoà bình. Chúng ta có thể giúp những người còn mù quáng và hành động theo lo lắng và sợ hãi. Chúng ta có thể làm điều này ở mọi cấp độ và trong mọi hoàn cảnh. Căn bản nhất là chúng ta có thể bắt đầu thực hiện điều này với con em của mình. Và cụ thể là bắt đầu thực tập im lặng, dừng lại và quán chiếu.
Đặc tính và nguyện vọng chung của chúng ta trong gia đình là gì? Có phải là tình người, là nhu cầu được thương yêu, được tự do hay không? Rõ ràng là ai cũng muốn chia sẻ và lắng nghe nỗi đau của con người. Chúng tôi đã chứng kiến điều này khi chúng tôi tổ chức một khoá tu cho người Palestine và Do Thái Israeli ở Nazareth vào năm 2003. Cuối khoá tu, người Do Thái và người Palestine ôm nhau khi họ nhận ra rằng họ cùng có chung thân phận khổ đau của con người. Sự đau khổ không dừng lại ở cá nhân mà sẽ lan đến mọi người xung quanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người gần gũi nhất trong gia đình của mình. Thực ra, khi chúng ta có thể chữa lành những xung đột trong gia đình, chúng ta sẽ học được ở đó kinh nghiệm chia sẻ với người khác trong cộng đồng và xã hội.
Vậy thì phương pháp nào có công năng chuyển hoá trong gia đình? Chúng tôi thực hành Giới tỉnh thức thứ tư, đó là nói trong tỉnh thức. Trước hết, dừng lại. Sau đó, lắng nghe thật sâu để hiểu mình và người, để thấy được bản chất vô ngã trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe thân tâm mình, thì chúng ta sẽ không thể nghe những gì người khác nói. Và kế nữa là chia sẻ tấm lòng của mình, suy nghĩ của mình trong tỉnh thức.
Để bắt đầu quá trình dừng lại, lắng nghe thật sâu và nói lời tỉnh thức, thực tập làm mới là một phương thức hiệu quả nhất. Cách thực tập này có sức mạnh chuyển hoá tận gốc đau khổ chứ không phải chỉ trên bề mặt. Cách thực tập này giúp chúng ta thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta.
Chúng ta có thể bắt đầu thực tập bằng cách viết những điều mình muốn chia sẻ cho một người nào đó, cho một thành viên nào đó trong gia đình, hoặc cho toàn thể gia đình. Phương pháp này rất hữu hiệu vì nó giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ của chính mình và có thể mở ra con đường chuyển hoá khổ đau đó. Chúng ta có thể chữa lành khổ đau và xung đột. Giáo pháp của Đức Phật giúp chúng ta trong quá trình này. Những điều nói trên chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta phải tự mình thực tập. Khi chúng ta thực hành tỉnh thức và sống với tình thương yêu rộng lớn dành cho chính mình và cho tất cả chúng sanh, chúng ta sẽ có khả năng chia sẻ và biết mình phải làm gì để có thể đóng góp cho sự an bình của xã hội. Chúng ta có thể làm được điều này và chúng ta sẽ thấy rằng tập sống an vui và buông xả chính là hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.
David Around (Giác Kiến dịch)
(*) Bản dịch này chúng tôi dịch cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và đã được đăng lại trên Giác Ngộ. Vì lý do kỹ thuật (có lẽ vậy), nên đoạn này bị lộn xộn trong bản đăng trên Giác Ngộ. Thật bất tiện nếu phải nhờ các bạn ở Giác Ngộ chỉnh sửa lại chỗ này, nên chúng tôi xin đăng lại ở đây để các bạn đọc bản dịch hoàn chỉnh.