Bằng cách xâu kết những ý kiến, định kiến, định hướng và cảm
xúc của mình thành một thực thể cố định, chúng ta cố gắng tạo ra cái tôi cho
mình, khổ đau của mình, và rắc rối của mình.
Nhưng mọi thứ đều không chắc thật, không đoán được hoặc không có ranh giới như mình tưởng.
Nhưng mọi thứ đều không chắc thật, không đoán được hoặc không có ranh giới như mình tưởng.
Khi ngồi thiền, chúng ta thực tập theo dõi sự sinh khởi của những
ý tưởng, ghi nhận chúng, gọi chúng là “tư tưởng”, và trở về với hơi thở. Nếu
chúng ta cố gắng ghi nhận điểm đầu, điểm giữa và điểm kết của mỗi ý nghĩ, thì chúng
ta sẽ sớm nhận ra rằng thật chẳng có tư tưởng gì cả. Cố gắng ghi nhận khoảnh khắc
một ý nghĩ này bỗng biến thành một ý nghĩ khác giống như việc cố gắng tìm thấy khoảnh khắc nước sôi chợt
hóa thành hơi nước. Dẫu vậy, chúng ta thường xâu kết những ý nghĩ lại với nhau
thành một câu chuyện, để rồi chính câu chuyện đó đánh lừa chúng ta tin rằng tất
cả số phận, hạnh phúc, đau khổ và rắc rối của chúng ta đều là những hiện hữu
riêng biệt và vững chắc. Thực tế, giống như những ý nghĩ, tất cả tạo hình này
đang thay đổi không ngừng. Mỗi hoàn cảnh, mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi cảm giác
chỉ là một kí ức thoáng qua.
Trí tuệ là một quá trình uyển chuyển thông suốt, chứ không
phải là điều có thể thêm bớt hay cân đo đong đếm. Bồ-tát dấn thân thường luyện tập
cách nhìn nhận mọi thứ đều là mơ. Cuộc sống là một giấc mơ; cái chết là một giấc
mơ; bước đi là một giấc mơ; ngủ là một giấc mơ. Giấc mơ này gần gũi trực tiếp với
những trải nghiệm của chúng ta. Cố gắng chấp giữ những tình tiết này bằng cách
xâu kết chúng lại với nhau chỉ thêm ngăn cản trí tuệ của chúng ta mà thôi.