Đọc Pháp Hoa, tôi thấy thương và đồng cảm với gã cùng tử vô cùng. Chẳng phải tôi cũng từng lưu lạc bao năm không biết mặt Cha, chẳng phải tôi cũng vô minh, u tối như hắn sao? Đức Phật là người cha trưởng giả giàu có của tôi, cũng như của bao người, nhưng đã có mấy ai sớm nhận ra cha mình chứ?
Kinh Bhaddiya - Cánh cửa hạnh phúc
"Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "... không có nghi ngờ gì nữa.
Với ai, trong nội tâm,
Không có lòng phẫn nộ,
Vượt qua hữu, phi hữu,
Vị ấy thoát sợ hãi,
An lạc, không sầu muộn,
Chư Thiên không thấy được.
Không có lòng phẫn nộ,
Vượt qua hữu, phi hữu,
Vị ấy thoát sợ hãi,
An lạc, không sầu muộn,
Chư Thiên không thấy được.
Kinh Bhaddiya (Ud.1.20)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Anupiya tại rừng xoài. Lúc bấy giờ, Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, và thường hay nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Một số đông Tỳ-kheo nghe Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay! ". Nghe vậy, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Không gì nghi ngờ chư Hiền, Tôn giả Bhaddiya con của Kàlighodha sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, vì trước khi còn ở gia đình được hưởng an lạc nhà vua, vì Tôn giả nhớ đến an lạc ấy, nên khi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây... thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bhaddiya con của Kàligodha khi đi đến rừng... nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "... không có nghi ngờ gì nữa.. sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ".
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Anupiya tại rừng xoài. Lúc bấy giờ, Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, và thường hay nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Một số đông Tỳ-kheo nghe Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay! ". Nghe vậy, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Không gì nghi ngờ chư Hiền, Tôn giả Bhaddiya con của Kàlighodha sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, vì trước khi còn ở gia đình được hưởng an lạc nhà vua, vì Tôn giả nhớ đến an lạc ấy, nên khi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây... thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bhaddiya con của Kàligodha khi đi đến rừng... nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "... không có nghi ngờ gì nữa.. sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ".
Kinh pháp môn căn bổn
Như vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc),
dưới gốc cây Sa la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các
Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
“Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người “Pháp môn căn bản tất cả pháp”. Hãy
nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói”. - “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy
vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
–
Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh,
không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không
được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu
tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại
là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại,
nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” - dục hỷ
địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Vấn đề sáng tạo trong lãnh vực giáo dục và tôn giáo
Thích Chơn Thiện
Một trong những vấn đề giáo dục đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà giáo dục đương thời là vấn đề sáng tạo và tinh thần sáng tạo của sinh viên đại học.
Tiểu luận ngắn này sẽ đề cập giới hạn đến một số vấn đề sáng tạo trong lãnh vực giáo dục. Ðể có nhiều kết quả khảo sát về sáng tạo hầu chúng ta dễ có một nhận định rõ ràng vấn đề, người viết chú ý nhiều đến phần trưng dẫn.
I.- Ðịnh nghĩa về sáng tạo qua các cuộc khảo sát giáo dục:
- Guiford (1950) đã phân biệt giữa tính cách độc đáo và tính cách sáng tạo dựa vào những cuộc khảo sát, phân tích của ông: "Ðộc đáo là một trong những nét chính của sáng tạo. Sáng tạo là cái gì tổng quát gồm có không những độc đáo, mà còn linh động, lưu loát, và các đặc tính khích động hay thay đổi".
- "Một sáng tác gọi là sáng tạo nếu nó là mới mẻ hay tân kỳ đối với cá nhân sáng tạo, nếu nó là sáng tạo phẩm của riêng người đó, nếu nó phong phú đối với người đó hơn là được quy định bởi người khác. Nó không cần hữu ích hay độc đáo. Sự thừa nhận có tính cách xã hội và sự gắn liền với văn hóa của nó có thể là số không, nhưng nếu nó là kinh nghiệm cá nhân độc đáo, nó là sáng tạo."
- "Ðể được gọi là sáng tạo, một công trình phải đem lại một cái gì tân kỳ và hữu ích cho cá nhân cũng như cho văn hóa".
Krishnamurti và Suzuki lại có những định nghĩa khác hơn.
Một trong những bài viết về vấn đề tự tri (self-awareness), J. Krishnamurti bảo: "... chỉ có thể có vấn đề sáng tạo trong vấn đề tự tri. Hầu hết chúng ta không phải sáng tạo, chúng ta là những cái máy lập lại, những cái máy hát ghi, chơi đi chơi lại vài bài hát kinh nghiệm, vài kết luận, và vài ký ức của riêng chúng ta hay của người khác".
Và:
"Người ta không nên lầm lẫn giữa khả năng và sáng tạo, khả năng không phải là sáng tạo. Phải chăng sáng tạo là một trạng thái hoàn toàn khác ? Nó là một trạng thái trong đó vắng mặt cái bản ngã của con người, trong đó trí não không còn là quy điểm của kinh nghiệm, của những tham vọng, của những dong ruổi, của những ham muốn của chúng ta. Sáng tạo không phải là trạng thái liên tục, nó ở từng lúc hiện tại, nó ở trong lúc mà cái "tôi" và cái "của tôi" vắng mặt, mà suy tư không có tập trung vào bất cứ một kinh nghiệm, tham vọng, kết quả, mục đích, động lực, đặc biệt nào".
- "Nếu chúng ta hiểu mình như mình đang là qua từng lúc mà không có một quá trình tích lũy nào, rồi chúng ta sẽ thấy bằng cách nào có sự vắng lặng không phải của tưởng tượng, cũng không phải của đào luyện, và chỉ có sáng tạo trong trạng thái vắng lặng đó."
Trong chương sách Creative Discontent, Krishnamurti viết: "Sáng tạo có gốc rễ trong sáng kiến mà nó hiện hữu chỉ khi có sự không bằng lòng sâu xa".
Suzuki trong một bài bàn về Ðông và Tây(East and West)thì viết:
"Tuy nhiên, bây giờ, trong việc hiểu biết cánh hoa, tôi hiểu tôi như hiểu biết cánh hoa. Tôi gọi cái con đường vào thực tại nầy là con đường Thiền (zen), con đường đứng trước khoa học siêu khoa học, và ngay cả chống khoa học. Con đường thấy biết thực tại nầy có thể gọi là sáng tạo".
Ba định nghĩa về ba sáng tạo đầu là ba định nghĩa về ba khía cạnh khác nhau của sáng tạo, kết quả của các công trình khảo sát về sáng tạo. Mỗi định nghĩa nói lên một cái gì liên hệ đến những tính chất của một quá trình, của sản phẩm sáng tạo, hay của con người sáng tạo, mà không phải là của sáng tạo chính nó (của chính sáng tạo). Những tính chất ấy chỉ là những dấu hiệu cho biết sự có mặt của sáng tạo. Chúng ta thật dễ rơi vào mâu thuẩn hay nghịch lý trong nỗ lực định nghĩa sáng tạo. Ðịnh nghĩa có nghĩa là gán cho sáng tạo một ý nghĩa, một tính chất nào đó và xem sáng tạo như là một thực thể bất biến, trong khi sáng tạo là một dòng trôi chảy liên miên. Thật khó có một định nghĩa chân xác về sáng tạo.
Suzuki và Krishnamurti thì quả thực đã định nghĩa sáng tạo một cách sáng tạo. Như là một dòng sáng tạo đang tuôn chảy ra trong định nghĩa của họ. Hệt như thi nhân Hàn Mặc Tử đã nói về "Nàng thơ"một cách rất là sáng tạo rằng: Nàng thơ đến bất chợt như tiếng hét của một đứa trẻ thốt ra khi thình lình bị một con roi quất mạnh vào mông. Quả thực bây giờ ý thức chưa kịp can thiệp vào việc thốt ra tiếng hét !
II. Sự khởi sinh của sáng tạo:
II. Sự khởi sinh của sáng tạo:
Vấn đề ở đây là tìm hiểu, trong điều kiện có thể, tại sao có sáng tạo ? Sáng tạo bung vỡ như thế nào ? Có sự liên hệ nào giữa sáng tạo với suy tư ? Giữa sáng tạo với thông minh ? Giữa sáng tạo và con tim ?
Qua các công trình khảo sát thực nghiệm về sáng tạo của các nhà giáo dục, sáng tạo có thể được xem như là khả năng bên trong con người có thể cung cấp cho con người nhiều tư tưởng sáng tạo độc đáo và nhiều ý nghĩa. Mỗi người có lối suy tư và cảm xúc khác nhau nên nguồn sáng tạo cũng thường được phát hiện ra khác nhau. Thật khó mà nói tại sao có sáng tạo, khi mà chính ta không phải là người của sáng tạo, chính người viết không phải là người sáng tạo ! Tuy nhiên, trong một giới hạn nào đó chúng ta có thể phát biểu về "điều kiện đủ" để sáng tạo xuất hiện. Sáng tạo có mặt đòi hỏi ít nhất hai điều kiện của thực tại:
1.- Mọi hiện hữu (tâm lý và vật lý) phải là không có tính tự ngã (nó là selfless). Nếu mọi hiện hữu có tự ngã thì chúng ta sẽ mãi mãi là tự ngã ấy, sẽ không có sự phát hiện tân kỳ nào, và sẽ không bao giờ có sáng tạo. Ðây cũng là niềm tin của giáo dục mở trường dạy đủ các môn học và dạy cả những người chậm trí.
2.- Sáng tạo tự thân nó là không có tính tự ngã (không có selfless). Nếu sáng tạo có ngã tính thì từ khi nó được phát hiện nó sẽ mãi mãi là thế, sẽ không có các phát hiện sáng tạo khác, bởi tự thân sáng tạo không đổi mới tì tự nó sẽ không thể thấy được khía cạnh mới mẽ, tân kỳ của các hiện hữu khác.
-Theo kết quả khảo sát của Weitheimer thì:
"Toàn bộ quá trình của sáng tạo là một quá trình liên tục như suy tư"
-Theo Arieti: "Freud đã góp phần vào thiên khảo cứu về sáng tạo, về sự xáx định lại tính quan trọng về những quá trình vô thức"
-Theo Freud: "Sáng tạo có gốc từ những mâu thuẩn phát xuất từ những động lực sinh lý nền tảng, và gồm những nỗ lực giải quyết những mâu thuẩn ấy".
Và: "Vai trò dục tính trong vấn đề sáng tạo luôn luôn nổi bật"
Như trên, mỗi nhà giáo dục khảo sát về sáng tạo có một cái nhìn khác nhau về sự sinh khởi của nguồn sáng tạo. Chúng ta không lạ gì về các cái nhìn khác nhau ấy, bởi vì nguồn sáng tạo là vô ngã tính nên nó đã hiện ra dưới đất nhiều dạng ngã tính khác nhau.
Freud thì luôn luôn nhìn mọi hoạt động của con người dưới sự chi phối của dục tính (libido). Nhưng dục tính không phải là động cơ duy nhất làm sinh khởi sáng tạo. Trước mắt chúng ta, không có một sự vật nào được sinh ra từ chỉ một nguyên nhân, thì sáng tạo cũng không thể sinh khởi vì chỉ một nhân tố dục tính. Freud đã lầm ! Freud đã nhận lầm giữa mầm nhân chính của sáng tạo và các trợ duyên của sáng tạo. Ví như tiếng ồn chỉ là trợ duyên đánh thức tôi dậy ra khỏi giấc ngủ, mà tiếng ồn không thể là chính sự thức tỉnh của tâm thức tôi. Ở đây, dục tính chỉ là một yếu tố, nhưng tiếng ồn, đánh thức nguồn sáng tạo, mà không phải là gốc của sáng tạo.
Weitheimer chỉ khảo sát sáng tạo bên ngoài hiện tượng của nó. Sáng tạo phải được nhìn sâu hơn nữa, sâu đến tận đầu nguồn của nó, đến tận bản chất của nó. Suzuki, Krishnamurti và Hàn Mặc Tử đã có những phát biểu theo hướng nhìn nầy.
Cũng có nhiều phát biểu khác, gồm cả Silvano Arieti, liên hệ sáng tạo với lòng tin khó cắt nghĩa của tôn giáo. Kinh nghiệm và lòng tin tôn giáo vào một chiều hướng mới của thực tại, khác với chiều hướng thực tại đang cảm nhận, có thể là một nhân tố khác đánh thức nguồn sáng tạo.
Hãy thử nhìn ngôn ngữ của một số tôn giáo như là ngôn ngữ biểu tượng, và phương trời cảm thức của một số nhà tôn giáo lớn là một phương trời mới mẻ của tâm lý, hay gọi là phương trời sáng tạo, chúng ta hy vọng sẽ phát hiện ra một số điểm về tông tích của sáng tạo như là một nguồn sáng vô tận của tâm lý ẩn khuất ở đằng sau ý thức.
Phật giáo là một tôn giáo trí tuệ, xem con người có điều kiện tối thắng để khai mở nguồn khả năng vô tận của tâm lý mình, giải phóng nguồn khả năng tâm lý ấy ra khỏi các nhân tố ngăn che. Sự giải phóng ấy có thể thực hiện thành công ngay tại đời nầy. Nguồn khả năng ấy Phật giáo gọi là Phật tính, hay khả năng giác ngộ và lộ trình giải phóng khả năng ấy nhà Phật gọi là đạo đế của Tứ Thánh đế hay gọi là con đường thực hành thiền định Phật giáo (nói đủ là con đường thực hiện giới, định, tuệ).Những lời dạy phổ biến và tiêu biểu của đức Phật như là:
-"Trong tâm chúng ta có một đấng giác ngộ phát ra ánh sáng có năng lực soi tỏ sáu cảm quan bên ngoài và làm trong sạch chúng" [1]
-"Ngươi hãy làm công việc của người chỉ dạy con đường".
-"Ngươi chính là nơi an trú của ngươi không có một nơi ẩn trú nào khác".
Ðấy là con đường tự trách nhiệm bản thân, tự tính tự tu tự tri, tự chấp nhận, độc lập và hướng nội của Phật giáo gồm đủ các đặc tính về tâm lý của một nhà sáng tạo mà các nhà giáo dục đã khám phá.
Khi những người Pharasees đến với đức Jesus Christ (New Testament)có đoạn Thánh kinh chép:
-"Người ta đem trẻ con đến trước Ngài và để Ngài rờ chúng môn đồ bèn rầy họ, nhưng Jesus Christ thấy vậy bèn nổi giận mà phán với họ rằng, hãy để trẻ con đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước của đức chúa trời là của những ai giống như chúng nó. Thật thế, ta nói cùng các ngươi, bất cứ ai nếu không đón nhận nước chúa như đứa trẻ nhỏ, sẽ không vào được nước chúa".
Và: "Và khi những người Pharasees hỏi Jesus khi nào thì nước chúa sẽ đến, Ngài dạy, nước chúa sẽ không đến dưới sự quan sát nào. Người ta sẽ không nói được đây này hay đó kìa, bởi vì, này nước chúa ở trong ngươi".
Qua các lời lẽ trên của New Testament, thì nước chúa là biểu tượng chỉ nguồn sáng vô tận và khả năng vô tận có mặt trong mỗi người. Nguồn sáng đó và khả năng đó không có mặt trong kiến thức của cái thấy biết liên hệ giữa chủ thể và đối tượng, nên nó không thể được chỉ trỏ đây này hay đó kia. Nó phải được đón nhận dưới một cái nhìn trí tuệ có nét nhìn như một nét nhìn của một đứa trẻ, cái nhìn trong sáng không bị che khuất bởi kiến thức và dục vọng.
Trong tiếng Anh, nguồn sáng tạo được gọi là Creation, và Thượng đế thì được gọi là Creator, phải chăn có sự ám chỉ nào đó xem Creator là nguồn sáng tạo, là cội nguồn sáng tạo, mà không phải là đấng hữu ngã theo nghĩa một "nhân vật" (Personage) trong ngôn ngữ này?
Khổng Tử thì bảo:
"Ðại học chi đạo tại minh minh đức..."
Con đường đại học của Khổng Tử, theo quan niệm của Khổng Tử, là làm sáng cái đức sáng vốn có trong mỗi người. Và việc làm sáng cái đức sáng ấy là con đường tự tu tập, huấn luyện bản thân, theo sách đại học: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân nhất thị giai dĩ tu thân vi bản" (từ vua đến dân đều chỉ lấy việc tu sửa thân mình làm gốc). Việc tu tập bản thân, theo sách đại học, căn bản vẫn là "thành ý, chính tâm" vượt ra khỏi nhân dục.
Cái "minh đức" ấy đã được gợi cho chúng ta cái nguồn sáng, hay nguồn sáng tạo, bên trong mỗi người. Và, việc giải phóng nguồn sáng ấy hay gọi theo ngôn từ của Socrate là "hộ sinh trí não" phải là công phu của "thành ý, chính tâm". Ðay cũng là vấn đề mà các nhà giáo dục hiện đại cần quan tâm trong việc mở hướng giáo dục sáng tạo đầu tư cho một học đường mới mẽ và tiên tiến.
Lão Tử thì nói:
-"Thị dĩ Thánh nhân, xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo" [2]
Và:
-"Thị nhơn giả trí, tự tri giả minh, thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường" [3]
Thể hiện vô vi của Thánh nhân (người rõ đạo) là đồng nghĩa với chủ trương của Lão: "Vô dục, vô kỷ" (không bị trói buộc bởi chấp có cái ta và lòng ham muốn cho cái ta). Làm tất cả mọi việc với tinh thần vô dục và vô kỷ đó. Con đường đi vào rõ đạo ấy cũng đặt căn bản ở việc: "tự tri" và tự thắng các dục vọng vị kỷ trong mình.
Phải chăng "đạo" của Lão Tử đề cập ám chỉ cùng nguồn sáng trong tâm lý mỗi người ? Và phải chăng việc làm bung vỡ nguồn sáng ấy là con đường quay trở về chính mình để thấy rõ mình bằng cái tâm "vô dục, vô kỷ" ?
Ấn giáo cũng đề cập đến nguồn sáng tạo ấy với một lời nói bóng bẩy mang nét tôn giáo của tín ngưỡng rằng:
"Hởi các đại hiền triết, hãy tìm về bên trong, và thực hiện tại chính tâm mình cơ sở vũ trụ mà Ngài kiến thiết" [4]
Phải chăng lời nói nầy cũng thấp thoáng bóng hình của nguồn khả năng vô tận của tâm lý con người mà đã được nhân loại gọi bằng những tên gọi khác nhau ?
Phải chăng kinh nghiệm sống của đời sống tôn giáo gợi ý cho các nhà giáo dục một phương cách để giải phóng nguồn sáng tạo đầu tư vào học đường ngày nay ?
III. Sáng tạo và liên hệ giữa sáng tạo với suy tư và thông minh:
III. Sáng tạo và liên hệ giữa sáng tạo với suy tư và thông minh:
Khảo sát về mối liên hệ giữa sáng tạo và thông minh, Guilford (1950) kết luận:
"Sáng tạo được định nghĩa như có liên hệ đến tính cách hữu ích của xã hội, và nó hợp lý rằng hầu hết những tư tuởng sáng tạo hữu ích đều như là có những người thông minh nhất. Thông minh cao độ không bảo đảm có sáng tạo, nhưng kém thông minh hẳn là chống trái với sáng tạo".
Theo kết quả khảo sát 7.648 em nam và nữ học sinh ở tuổi 15 của "Project Talext" (Hoa Kỳ) thì:
"Một loại sáng tạo có liên hệ nhiều với thông minh, nhưng có vài loại sáng tạo độc lập với thông minh"
Theo kết quả khảo sát các học sinh trung học ở cấp độ giỏi hơn của Holland (1961), người ta đánh giá rằng thông minh có rất ít liên hệ, hay không có liên hệ, với những kết quả sáng tạo thuộc lãnh vực nghệ thuật và khoa học, kết quả ghi nhận như sau:
Chỉ số thông minh (IQ) trung bình của nhóm thông minh là 150, trong khi chỉ số thông minh (IQ) trung bình của nhóm sáng tạo là 127"
Chúng ta có thể thấy rằng, các văn, thi sĩ sáng tạo (không phải mọi văn, thi sĩ đều có sáng tạo) thường có trí tưởng tượng phong phú, linh hoạt, óc quán sát và tri giác nhạy bén, họ thường làm việc nặng nề về cảm quan hơn là óc phân tích của trí não, nên sáng tạo của họ có thể có liên hệ hay độc lập với óc thông minh. Còn sáng tạo khoa học thì không bung vỡ giữa một quá trình quan sát, phân tích và tư duy của tri giác.
Chẳng hạn như trường hợp Archimede trực nhận sức đẩy của nước, Newton trực nhận sức hút của quả đất qua hình ảnh kích động của quả táo rơi...
Một số nhà khoa học bảo rằng các sáng tạo thuộc lãnh vực khoa học, điển hình như trường hợp của Newton và Archimede, là loại "quy nạp qua trực giác", "quy nạp qua trí tưởng tượng" hay "quy nạp qua ức đoán".
Chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng: "đó là cái thấy sự vật, hay nguyên lý của sự vật, qua sáng tạo (tâm sáng tạo). Tâm sáng tạo nầy bung vỡ sau một quá trình làm việc của ý thức (tư duy).
Người ta có thể đặt thành nghi vấn rằng: tại sao những người khác, kể cả Archimede trước khi có sáng tạo, đã bao lần dầm mình trong nước mà không trực nhận ra sức đẩy của nước ? cũng thế, tại sao những người khác, gồm Newton trước lần phát hiện, bao nhiêu lần trước đó thấy táo rơi lại không phát hiện ra có sức hút của trái đất ?
Chúng ta có thể, từ kinh nghiệm bản thân trong những lần bắt gặp một số hình ảnh nằm sâu trong tiềm thức, hình dung ra rằng: có một vài chiếc lá vàng chìm dưới lòng một lu nước. Sau một hồi với cánh tay ngắn của mình quấy tròn trong lu nước tạo nên sức xoáy để làm vờn mấy chiếc lá lên mặt nước, nhưng vô hiệu. Ðến lúc thấm mỏi ta ngưng tay quấy nước và ngồi nghỉ. Bấy giờ giữa sự yên lặng nghĩ ngơi của mình, chiếc lá vàng vờn lên mặt nước của lu.
Dù là tay không còn quấy nước, nhưng đã tạo ra một sức quay vòng xoáy sâu vào đáy lu, sức quấy ấy tiếp tục hoạt động giữa lúc ta nghĩ ngơi, và kéo chiếc lá vàng lên mặt nước của lu. Cũng thế, con người sau nhiều ngày tháng tư duy, năng lực tư duy ấy quấy sâu vào tiềm thức và có thể khơi ra ngoài bề mặt ý thức một số các chiếc lá vàng của sáng tạo. Thế có nghĩa là, bằng một nhân duyên nào trước đó, sáng tạo có liên hệ với hoạt động của ý thức, hay tư duy. Sáng tạo cần được sửa soạn bởi một quá trình tư duy được huấn luyện như là các khả năng chuyên môn. Ngay cả khi nguồn sáng tạo bung trào thì người sáng tạo cũng cần có khả năng ghi nhận nó phiên dịch nó và phát huy nó.
IV. Về những người sáng tạo:
IV. Về những người sáng tạo:
1) Về trẻ em sáng tạo:
Theo kết quả khảo sát của các trẻ em sáng tạo của Torranu (1962) thì có các dấu hiệu ghi nhận được như sau:
"Các thầy giáo và các đồng nghiệp đều đồng ý rằng các trẻ em có óc sáng tạo cao, đặc biệt các bé trai, thường có những ý tưởng táo bạo và điên rồ. Việc làm của các trẻ ấy được phân biệt bởi các sản phẩm của ý tưởng "sống ngoài khuôn khổ".
2) Thiếu niên sáng tạo:
"Chúng nhấn mạnh ý nghĩa hài hước, khả tính tự diễn đạt, độc lập, chúng có khuynh hướng nổi loạn và phiêu lưu".
3) Người lớn sáng tạo:
a/ Các nhà khoa học: Theo Gough (1961), "Họ thường được ghi nhận ở cấp độ thông minh cao, nhạy cảm, có khả năng tư duy độc lập, dấn thân hướng nội, tự tín, ý tưởng phong phú, và sống hơi bất thường"
b/ Văn, Thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch gia: "Những người này nổi tiếng về óc tưởng tượng và tri giác thẩm mỹ, nỗ lực hướng về lạc thú tư tưởng đặc biệt, ký ức mãnh liệt, và quan sát nhạy bén".
Theo Cox (1932), trong công cuộc khảo sát 200 người được ghi nhận là thần đồng thì cho biết:
"Những giá trị đạo đức cá nhân được ghi nhận cũng tốt đẹp như những giá trị của họ".
Me-kinon thì bảo: "Những cá nhân sáng tạo thì ít chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt hay những khía cạnh thực tiễn, cụ thể, nhưng lưu tâm nhiều hơn đến những ý nghĩ, những lời nói bóng bẩy những biểu tượng đáng giá của những sự vật và tư tưởng".
Chúng ta hẳn tại đây đã thấy hình như có một sự liên hệ khá mật thiết giữa con người sáng tạo và tính tình biểu hiện ngay thẳng tự nhiên của họ: họ tốt bụng, có cái gì đáng mến dù hơi thất thường, họ thường gặp một số bất hạnh gây ra bởi thái độ sống và tư duy của họ đầy cá tính và độc đáo, và có khi bất mãn có tính cách sáng tạo nữa.
Ở trường học, thầy cô giáo thường ưa thích các học sinh thông minh và dễ bảo, giữ kỷ luật hơn là các cá nhân sáng tạo.
Ngoài xã hội họ thường bị ngộ nhận, và có khi bị cư xử bạc, bởi tánh nết đặc biệt, sáng tạo và có khi khá ngông nữa. Họ dễ rơi vào tình cảm cô đơn, lẽ loi vì thiếu sự chia xẻ cách tư duy của họ. Tình cảm này có thể cản trở cho việc khai triển khả năng sáng tạo của họ.
V. Giáo dục và việc phát triển óc sáng tạo:
Vấn đề quan tâm nhất của các nhà giáo dục dân tộc và nhân bản là làm thế nào để phát hiện sớm các khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khả năng ấy ?
Theo Rogers, nhà giáo dục lớn của Hoa kỳ trong ba thập niên trước đây (từ 1959) thì có hai điều kiện thích ứng cho những hoạt động sáng tạo là: "sự an toàn tâm lý", và "sự tư do tâm lý". Rogers xem sự tự do tâm lý chỉ là hậu quả của sự an toàn tâm lý và xếp các đặt tính của một người cảm thấy an toàn tâm lý như sau:
1). Họ có thể chấp nhận tự thân như tự thân họ đang là, mà không bị chế nhạo hay chê cười.
2). Ít nhất họ có thể nói lên một cách biểu tượng những xúc động và những tư duy của họ mà không bị buột phải đè nén, bóp méo hay che dấu chúng.
3). Họ có thể nắm giữ các tri giác, khái niệm và lời lẽ của họ mà không cảm thấy tội lỗi.
4). Họ xem những gì không được biết đến, hay bí mật, như là một thử thách nghiêm trọng cần khám phá, hoặc như một trò chơi cần phải chơi.
Theo đó, các tập quán biểu quyết các ý kiến theo nguyên tắc đa số của một số tập thể thường dễ gây cho họ một cảm giác bối rối. Họ thì thường muốn bẻ gãy cái lề thói tư duy cũ, giữa khi đa số của tập thể thì có khuynh hướng bảo thủ. Ðây là một sự thật xã hội hầu như khó tránh, và vì vậy ý kiến bảo thủ của đa số trong tập thể thường là nhân tố vẽ nên "phận bạc" của người "tài hoa".
Chỉ còn trông chờ vào học đường của nền giáo dục tiên tiến và quý trọng sáng tạo sớm có các kỷ thuật chuyên môn phát hiện các khả năng sáng tạo, mà hầu như ở đâu và ở thời đại nào, lứa tuổi nào cũng có mặt, và tạo môi trường riêng cho các khả năng ấy phát triển thích hợp. Ðặc biệt phải có chủ trương giáo dục đề cao sáng tạo.
Gia đình cũng có ảnh hưởng và trách nhiệm đối với việc giáo dục cá nhân sáng tạo.
John Curtis Gowan, trong cuốn Educating the Ablest đã đề nghị 25 điều mà các bậc cha mẹ của các trẻ em có dấu hiệu sáng tạo cần quan tâm trong việc giáo dục trẻ. Ðại để có 5 nét tổng quát cần được thực hiện:
- Giúp trẻ nuôi dưỡng các tình cảm tốt đẹp.
- Giúp trẻ phát triển tư duy độc lập.
- Giúp trẻ phát triển thính giác và thị giác (như chơi họa và âm nhạc)
- Giúp trẻ biết các vấn đề của người lớn như vấn đề chết, bệnh, tài chánh, chiến tranh, vấn đề phái tính...
- Tỏ thái độ kính trọng trẻ và thường khích lệ trẻ.
Người viết thiết nghĩ học đường nên nghiên cứu đến cản lãnh vực giáo dục từ bào thai, mà không phải chỉ "dạy con từ thuở còn thơ", tình cảm và thức ăn của bà mẹ sẽ có những ảnh hưởng nào đến vấn đề phát triển trí tuệ và tình cảm về sau. Ở mặt này, các nhà giáo dục cần đến kết quả khảo sát của các chuyên viên y học.
Một cách thật tổng quát, một đường hướng giáo dục quan tâm nhiều đến tinh thần giáo dục sáng tạo là một đường hướng giáo dục tốt, nhân bản. Nhấn mạnh tinh thần sáng tạo là nhấn mạnh tinh thần tự tri, tự trách nhiệm, tự chủ, tự tính, tự hướng dẫn tinh thần độc lập..., những tinh thần giáo dục con người trở về chính mình. Ðó là một trong hai mục tiêu giáo dục muôn thuở của học đường:
- Giáo dục con người xã hội, đáp ứng các mục tiêu tức thời và lâu dài của xã hội.
- Giáo dục con người chính nó.
Một đường hướng giáo dục như vậy gọi là đường hướng đề cao sáng tạo, biết vận dụng tất cả túi khôn của nhân loại trong đó con đường sống, huấn luyện tâm lý và tình thương của tôn giáo là một, và giáo dục gia đình là một vận dụng khác nữa kết thành một khối không rời nhau./.
(1974)
Ghi chú:
[1] Hamphreys, Christmas. The Wisdom of Buddhism. New York: Harper Colophon Books, 1970, p. 37
[2] & [3] Ðạo đức kinh, cuốn I, bản dịch Nguyễn Duy Cần, Khai trí, 1968, tr 28 và 174
[4] Lịch sử Triết học Ðông phương, tập III, Nguyễn Ðăng Thục.
Nguồn: Những hạt sương, Thích Chơn Thiện, 2000, NXB Tôn giáo (quangduc.com)
Một số từ chưa thống nhất khi nói và viết
TLNX. Khi tìm lại nguồn xưa để học và chia sẻ, chúng tôi gặp một số tài liệu xưa nhưng có tính ứng dụng ngày nay giá trị. Khi chia sẻ, chúng tôi lại nhận thấy những tài liệu này có vấn đề về chính tả, buộc phải cân nhắc. Gặp điều này, chúng tôi mới thấy là trong tiếng Việt còn có quá nhiều từ ngữ chưa thống nhất khi nói và viết. Thường thường, cứ tra cứu thì thấy, Sách giáo khoa viết một cách (ví dụ, co dãn), Bách khoa toàn thư lại viết một cách khác (co giãn). Nguồn nào thấy cũng có vẻ đúng cả. Đó là về chính tả. Với tài liệu cũ, một trường hợp hay gặp nữa là gạch nối trong một số từ. Vì dụ như bao-dung, đức-hạnh,... Phần lớn những từ ngữ này ngày nay không còn gạch nối nữa. Nhưng gần đây, thấy sách của cụ Vương Hồng Sến, một học giả rất uyên thâm về văn hóa và ngôn ngữ, được xuất bản và tái xuất bản, những gạch nối này hầu như đều được giữ lại.
Ngoài ra, cũng còn nhiều cái chưa thống nhất trong tiếng Việt nữa, thật khó!
Có bài viết này của Thụy Văn, nêu lên một số trường hợp tương tự như vậy, xin chia sẻ lại để những bạn quan tâm tham khảo.
Ngoài ra, cũng còn nhiều cái chưa thống nhất trong tiếng Việt nữa, thật khó!
Có bài viết này của Thụy Văn, nêu lên một số trường hợp tương tự như vậy, xin chia sẻ lại để những bạn quan tâm tham khảo.
Tonglen: Chìa khóa nhận biết sự kết nối
Bài thực hành này là: khi gặp việc không như ý hoặc điều làm cho bạn khổ, hãy thở nhẹ với nó. Hay nói cách khác, bạn đừng chống lại nó. Tự mình tác động mình, thừa nhận mình, và trân trọng mình. Rồi khi những tình cảm, cảm xúc không mong muốn xuất hiện, hãy thở nhẹ với chúng và liên hệ với những cảm nhận chung của loài người. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đau khổ là gì, dù có thể chúng nằm dưới nhiều lớp vỏ khác nhau.
Giáo lý nhà Phật, những lời dạy của Shambhala và bất cứ truyền thống nào dạy cho con người nếp sống tốt, đều dạy chúng ta luyện tập thái độ không sợ hãi. Nhưng luyện tập như thế nào? Chắc chắn ngồi thiền là một cách, bởi vì thông qua thiền, chúng ta sẽ biết được chính mình một cách đầy đủ và nhẹ nhàng. Thực hành Tonglen (tức cho-nhận) sẽ giúp chúng ta không còn cảm giác sợ hãi. Thực hành đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng nỗi sợ có quan hệ mật thiết với việc tìm cách bảo vệ tâm hồn mình, tức là, bạn cảm thấy có cái gì đó có khả năng làm tổn thương mình, và vì vậy bạn phải tự bảo vệ.
Tín ngưỡng Nguyễn Trần Bạt
TLNX: Bài Tín Ngưỡng này của Nguyễn Trần Bạt không biết đã được đăng ở đâu. Trong khi tìm lại nguồn xưa, chúng tôi tình cờ gặp. Đọc lại thấy hay nên chia sẻ cùng các bạn. Đọc câu đầu tiên thôi là bạn có thể dễ dàng đồng ý với Nguyễn Trần Bạt. Ông nói rất chính xác:
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được.
Sự ra đời và phát triển của Đạo Phật là một minh chứng. Hơn 2500 trước, đức Phật Gotama đã nói:
Câu kinh Pháp cú tiếp theo mạch kinh trên là:
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được.
Sự ra đời và phát triển của Đạo Phật là một minh chứng. Hơn 2500 trước, đức Phật Gotama đã nói:
Loài người sợ hoảng
hốt,
Tìm nhiều chỗ quy
y,
Hoặc rừng rậm,
núi non,
Hoặc vườn cây, đền
tháp.
Quy y ấy không ổn,
Không quy y tối
thượng.
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi
khổ đau ?
Ai quy y Đức Phật,
Chánh pháp và chư
tăng,
Ai dùng chánh tri
kiến,
Thấy được bốn
thánh đế.
Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt
qua,
Thấy đường Thánh
tám ngành,
Đưa đến khổ não tận.
Thật quy y an ổn,
Thật quy y tối
thượng.,
Có quy y như vậy,
Mới thoát mọi khổ
đau. (PC.188-192)
Khó gặp bậc Thánh
nhơn,
Không phải đâu
cũng có,
Chỗ nào bậc trí
sanh,
Gia đình tất an lạc.
(PC. 193)
Nguyễn Trần Bạt không phải là bậc toàn trí. Dù là nhà kinh tế,
không phải là nhà truyền giáo, mà có cái nhìn về tín ngưỡng như vậy, xứng là một
người trí thức đáng kính. Tôi nghĩ rằng, đọc Nguyễn Trần Bạt, hiểu rõ về tín ngưỡng, người thiếu óc
khoa học sẽ không bị Thanh Hải Vô Thượng Sư... ngăn cản đường bạn đến với Đạo
Phật, người giàu óc khoa học sẽ không bị sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ chiếm
mất vị trí thanh cao của thế giới tâm linh trong chính thân tâm bạn. Mời các bạn
cùng đọc, chọn cho mình một hướng tín ngưỡng và chúc gia đình bạn hạnh phúc. TLNX.
--------------
Tín ngưỡng
Nguyễn Trần Bạt
Tín ngưỡng là một vấn đề vô cùng phức
tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu
thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống
dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển
khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ
lạ, các tôn giáo không những không chết, mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh
với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý
của con người.
Kinh Kandaraka (MN.51)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Rồi Pessa, con trai người huấn luyện voi và Du sĩ Kandaraka đi đến chỗ Thế Tôn ở Pessa, con trai người huấn luyện voi sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn du sĩ Kandaraka nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu rồi đứng một bên. Du sĩ Kandaraka đứng một bên, sau khi nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang giữ im lặng, thật im lặng, liền bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama ! Chúng Tỷ-kheo này được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn. Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, không biết quý vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn ? Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong tương lai, không biết quý vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy sẽ chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn ?
– Thật sự là vậy, này Kandaraka ! Thật sự là vậy, này Kandaraka ! Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, những vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời tương lai, những vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là bậc hữu học, giới luật kiên trì, giới hạnh kiên trì, sáng suốt, hạnh nghiệp sáng suốt, sống với tâm khéo an trú Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn ? Ở đây này Kandaraka, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời.
Được nghe nói vậy, Pessa, con trai người huấn luyện voi bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Bốn Niệm xứ này đã được Thế Tôn khéo trình bày, để chúng sanh được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được diệt trừ, để chánh lý được thành đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ. Bạch Thế Tôn, chúng con là hàng tại gia, mặc đồ trắng, thỉnh thoảng chúng con sống khéo an trú tâm vào Bốn Niệm xứ này. Ở đây, Bạch Thế Tôn, chúng con sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiểu được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người. Bạch Thế Tôn, cởi mở thay như loài thú vật. Bạch Thế Tôn, con có thể nhiếp phục con voi, một cách khiến con voi ấy mỗi khi đi hay đến Campa, liền trình bày mọi sự gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Nhưng bạch Thế Tôn, những người đầy tớ của chúng con, những người phục dịch, những người làm công, thân hành họ làm một cách, khẩu hành họ làm một cách khác, ý hành họ làm một cách khác nữa. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Thế Tôn biết được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh, trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người ! Bạch Thế Tôn, cởi mở thay, như loài thú vật !
Một thời Thế Tôn ở tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Rồi Pessa, con trai người huấn luyện voi và Du sĩ Kandaraka đi đến chỗ Thế Tôn ở Pessa, con trai người huấn luyện voi sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn du sĩ Kandaraka nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu rồi đứng một bên. Du sĩ Kandaraka đứng một bên, sau khi nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang giữ im lặng, thật im lặng, liền bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama ! Chúng Tỷ-kheo này được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn. Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, không biết quý vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn ? Tôn giả Gotama, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong tương lai, không biết quý vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy sẽ chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Tôn giả Gotama chơn chánh hướng dẫn ?
– Thật sự là vậy, này Kandaraka ! Thật sự là vậy, này Kandaraka ! Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, những vị Thế Tôn ấy đã có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời tương lai, những vị Thế Tôn ấy sẽ có một chúng Tỷ-kheo tuyệt diệu như vậy, mà quý vị ấy chơn chánh hướng dẫn, như nay chúng Tỷ-kheo được Ta chơn chánh hướng dẫn. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Này Kandaraka, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là bậc hữu học, giới luật kiên trì, giới hạnh kiên trì, sáng suốt, hạnh nghiệp sáng suốt, sống với tâm khéo an trú Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn ? Ở đây này Kandaraka, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời.
Được nghe nói vậy, Pessa, con trai người huấn luyện voi bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Bốn Niệm xứ này đã được Thế Tôn khéo trình bày, để chúng sanh được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được diệt trừ, để chánh lý được thành đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ. Bạch Thế Tôn, chúng con là hàng tại gia, mặc đồ trắng, thỉnh thoảng chúng con sống khéo an trú tâm vào Bốn Niệm xứ này. Ở đây, Bạch Thế Tôn, chúng con sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; chúng con sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiểu được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người. Bạch Thế Tôn, cởi mở thay như loài thú vật. Bạch Thế Tôn, con có thể nhiếp phục con voi, một cách khiến con voi ấy mỗi khi đi hay đến Campa, liền trình bày mọi sự gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Nhưng bạch Thế Tôn, những người đầy tớ của chúng con, những người phục dịch, những người làm công, thân hành họ làm một cách, khẩu hành họ làm một cách khác, ý hành họ làm một cách khác nữa. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn ! Thế Tôn biết được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh, trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người ! Bạch Thế Tôn, cởi mở thay, như loài thú vật !
Hãy đứng ngay nơi bạn đang đứng
Chỉ đơn giản là bạn nhận biết, trân trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng của tình cảm trong con người mình, bạn đã có thể tác động tốt để tình cảm này thêm lớn.
***
Bạn có thể nuôi dưỡng bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả bằng cách học thư giãn ở mọi nơi. Lúc này, vấn đề bạn đang ở đâu không còn quan trọng nữa. Ngay khi bạn khởi tâm từ bi dù chỉ dành cho một chúng sanh, đó cũng là thời điểm tốt để bạn khởi đầu. Chỉ đơn giản là bạn nhận biết, trân trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng của tình cảm trong con người mình, bạn đã có thể tác động tốt để tình cảm này thêm lớn. Trong khi đang hiện diện ở một nơi nào đó, bạn cũng có thể để tâm trí mình mở rộng và vươn xa hơn không gian nơi mình đang sống.
Kinh đức Phật nói với các Bà-la-môn về thiền
Trong kinh Rohita, chúng ta thấy việc tu thiền và chứng đạt
các quả vị tâm linh đều đặt cơ sở trên con người này, giữa thế giới này chứ
không phải tu thiền là để đi đến một cảnh giới trên mây trên gió nào. Câu nói
được chú ý nhất lưu lại trong kinh Rohita là: “chính trong cái thân thể dài một
tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn
diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.”
Ở đây có một câu hỏi đặt ra trước chúng ta là, thế nào là sự
đoạn diệt thế giới? Bài kinh
đức Phật nói với các Bà-la-môn sau đây có thể giúp chúng ta hiểu thế nào là “sự
đoạn diệt thế giới” trong thế giới quan Phật giáo.
--------------------
Kinh đức Phật nói với các Bà-la-môn
(Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu)
1. Rồi hai vị Thuận thế Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi
đến, nói el6n với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời
chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các
Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
2. - Thưa Tôn giả Gotama, Pùrana Kassapa, bậc toàn tri,
toàn kiến, tự nhận mình là có tri kiến
toàn bộ không dư, nói rằng: “Khi ta đi, ta đứng, ta ngủ, ta thức, tri kiến được
an trú liên tục thường hằng”. Vị ấy nói như sau: “Với trí vô biên, ta sống, biết
và thấy thế giới hữu biên”. Thưa Tôn giả Gotama, Nigantha Nàtaputta, bậc toàn
tri, toàn kiến, tự nhận mình là có tri
kiến toàn bộ không dư, nói rằng: “Khi ta đi, ta đứng , ta ngủ, ta thức, tri kiến
được an trú liên tục thường hằng”. Vị ấy nói như sau: “Với trí hữu biên, ta sống,
biết và thấy thế giới hữu biên”. Thưa Tôn giả Gotama, giữa hia bậc tuyên bố về
trí này, giữa hai lời tuyên bố mâu thuẫn này, ai nói đúng sự thật, ai nói lái?
3. - Thôi vừa rồi, này các Bà-la-môn, hãy dừng lại ở đây: “Giữa hai bậc tuyên bố về trí
này, giữa hai lời tuyên bố mâu thuẫn này, ai nói đúng sự thật, ai nói láo?”
Góp ý về dạy dỗ trẻ em
Rất ít người có thể vừa đọc sách vừa nói chuyện, vừa
viết vừa đọc bài cho người khác nghe cùng một lúc. Nghe nói chỉ có Cesar,
Sevorov, Na-poléon là có khả năng nầy. Igor Matiunin, lãnh đạo Trung tâm Vệ
sinh Tâm thần Liên Xô, một tổ chức tự túc và phi chính phủ, tin rằng có thể
phát triển khả năng cho mợi trẻ em thông qua thầy giáo và nhà trường. Đây là một
phương tiện không thể thiếu được để nâng cao tính người và tính nhân bản của xã
hội loài người, ngoài việc nâng cao kiến thức trí tuệ, khoa học kĩ thuật và nghệ
thuật. Quan điểm của Yegeny Ilyin, một nhà sư phạm tiến bộ thuộc trào lưu
Berestroika, như sau:
Kinh đức Phật nói với Rohita và tính thiết thực của thiền
* Nhân
duyên
Nhân duyên thế này. Một học viên học thiền kể cho thầy nghe
về kinh nghiệm thực hành thiền của mình. Cô nói càng ngày cô càng thấy việc thực
hành thiền mang lại cho cô nhiều niềm vui hơn. Cô chia sẻ những chuyển biến tâm
lý và nhận thức mà cô có được trong thời gian gần đây.
Nhờ thực hành đều đặn, cô bắt đầu thấy khả năng tự chủ của
mình trội hẳn hơn trước. Cô kể chuyện cô phải xử lý một pha chèn ép ở công sở của
mình hết sức gây cấn. Nếu trước đây, chắc có khả năng một mất một còn, nghĩa là
những tình huống như thế dễ dẫn đến tình trạng bỏ việc nếu sức chịu đựng không
kham nữa. Nhưng lần này, nhờ thực hành thiền, cô bình tĩnh và kiên nhẫn nhận biết
mọi việc đúng như thật. Đến lúc cần lên tiếng, cô nhã nhặn xin phép cấp trên và
tập thể cho cô trình bày sự thật. Cô trình bày sự thật một cách ôn hòa. Kết quả
là lãnh đạo đã biết dừng lại và nhìn lại. Đồng nghiệp cũng tự cảm thấy cần dừng
lại và không nhắm mắt nhẫn tâm gây khó khổ cho người khác.
Kể xong, cô học viên học thiền thắc mắc một điều: Tại sao
thiền thực tế như vậy mà các bạn đồng học đồng tu của mình lại cố công đi tìm
cái gì đâu đâu khổ nhọc nhỉ? Cô dẫn hai trường hợp. Một trường hợp là, sau khi
học thiền, một người bạn đã không quan tâm nhiều đến công việc, mà dành thời
gian cố công thực hành để chóng vượt qua già bịnh và chết. Trường hợp thứ hai
là, sau một thời gian công phu ráo riết, người bạn đồng tu của cô đã trải nghiệm
những cảnh giới siêu thực như đi lên các cõi trời, đi xuống các cảnh khổ như địa
ngục. Người bạn này đem kinh nghiệm đó chia sẻ với cô, hỏi cô thế nào? Cô chịu.
Cô kể tôi nghe, hỏi tôi thế nào? Tôi cũng chịu. Về nhà, tôi tìm lại nguồn xưa,
tìm bài kinh này đọc đây. Mời bạn cùng đọc. Chúc bạn an vui, học tu đúng hướng
và sẽ thành tựu giác ngộ giải thoát.
* Kinh Rohita và tính thiết thực của thiền
Có một bài kinh có ý soi sáng cho câu chuyện nói trên, đó là
Rohitassa Sutta.
Kinh Rohita, trong tiếng Pali, có hai bản, một trong Tương
Ưng Bộ Kinh và một trong Tăng Chi Bộ Kinh, nội dung giống nhau.
Bản dịch tiếng Anh, cũng có hai bản, của Thầy Tỳ Kheo
Thanissaro và Thầy Tỳ Kheo Bodhi.
Bản tiếng Việt do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.
Kinh Rohita có liên quan đến việc học thiền ở chỗ kinh có ý
nói về khả năng thấy biết sự sống (thế giới) trong quá trình (không) già, bịnh,
chết. Đồng thời kinh cũng có nói về thần thông, khả năng thấy biết siêu thường
mà một số người tu thiền có thể có được.
Đoạn kinh quan trọng mà người tu thiền bận tâm đến thần
thông cần lưu ý là đoạn ghi lại lời đức Phật nói với Rohitassa:
“Ta
cũng không nói rằng không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc
khổ đau. Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới,
nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt
của thế giới.”
Lưu ý cụm từ “có tưởng, có ý.” Theo Thầy Tỳ kheo Thanissaro,
tưởng và ý là perception và intellect. Theo Thầy Tỳ kheo Bodhi, tưởng
và ý là perception và mind.
Cuộc sống cao đẹp và sự nghiệp vĩ đại của Hòa thượng Thích Minh Châu
CHƠN TÂM LƯƠNG CHÂU PHƯỚC
Khi một vị tỳ kheo đức hạnh từ bỏ cõi đời, Phật tử như chúng ta thường cảm thấy thương tiếc và cầu nguyện cho vị ấy sớm đạt cõi niết-bàn. Khi một vị thầy cao thâm, một tỳ kheo lỗi lạc xả bỏ xác thân, những vị học trò và Phật tử còn phải học tập gương mẫu của vị ấy, để củng cố niềm tín thành, để đáp lại một phần công ơn, để nỗ lực hành trì theo Chánh Pháp. Thầy Thích Minh Châu ra đi, chúng ta cùng họp với nhau đây, để tưởng nhớ Ngài và cùng nhau học tập gương mẫu của Ngài.
Ba giai đoạn tốt đẹp của cuộc đời thanh cao
Cuộc đời của đại lão hòa thượng Thích Minh Châu (dưới đây gọi là Hòa Thượng, Đại Đức) có thể chia thành 3 giai đọan. Giai đọan I là từ thời trẻ đến năm 34 tuổi. Mười tám năm đầu là tuổi trẻ lớn lên, đi học một cách bình thường ; mười năm kế tiếp là đời sống của một cư sĩ Phật giáo tích cực hoạt động ; sáu năm tiếp theo nữa là sinh hoạt của một tu sĩ Bắc Tông dồi dào sinh lực và trí tuệ.
Thời kỳ thứ II là 12 năm du học. Ba năm đầu là tu học, rèn luyện trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy Tích Lan ; sáu năm kế, tiếp tục trau dồi kiến thức về ngôn ngữ và Phật Pháp ; ba năm nữa là những thể nghiệm đầu tiên về khả năng dịch thuật, nghiên cứu. Thời kỳ này ngắn nhưng có tính chất quyết định : nó hình thành nguyện vọng dịch và phổ biên Tam Tạng Pali, là mở trường Phật giáo cho quần chúng.
Thời kỳ thứ III là gần 50 năm còn lại, khi ấy Hòa Thượng đã là nhà sư chững chạc, là nhà giáo dục Phật học lớn, là một trong những người đứng đầu các viện đào tạo tăng ni và trên hết là một dịch giả của tạng Kinh Nikaya. Trong đó 11 năm là ở trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, 37 năm trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Hòa thượng Thích Minh châu những năm 1960s
Cuộc đời của Ngài, có thể nói là tốt ở đoạn đầu, tốt ở đoạn giữa, tốt ở đoạn cuối. Hãy cùng đi vào chi tiết cụ thể ở từng giai đọan.
Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thế tục là Đinh Văn Nam. Ông sanh ngày 20/10/1918, năm Mậu Ngọ, tại làng Kim Thành, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông là người gốc làng Kim Khê, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân từ một gia đình vọng tộc. Dòng họ Đinh đã có 5 đời liên tiếp đậu tiền sĩ. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp đỗ tiến sĩ khoa năm 1913. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Ông là con trai thứ tư trong gia đình có 11 anh chị em. Tù thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng là cần mẫn, chăm chỉ học hành, có trí tuệ 1.
Năm 1939, ông đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương ; năm sau, đỗ tú tài tại trường Khải Định (nay là trường Quốc Học - Huế ). Sau khi đỗ đạt, ông làm thư ký tòa Khâm Sứ, nhưng chỉ được một năm thì xin thôi việc.
Từ những năm 1930, ở miền Trung Việt Nam, có phong trào chấn hưng Phật Giáo mà người đứng đầu là cư sĩ Phật tử lỗi lạc, bác sĩ Lê Đình Thám. Năm 1936, khi ấy mới 18 tuổi, ông Nam tham gia phong trào này, nhanh chóng được giao trách nhiệm là Chánh Thư Ký. Rồi ông tham gia thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục và Gia Đình Phật Tử, lúc bấy giờ gọi là Gia Đình Hóa Phổ.
Năm 28 tuổi, ông vào chùa Tường Vân ở Huế, xin xuất gia làm chú “ điệu ” (tức sa-di) với pháp danh Tâm Trí. Hòa thượng tế độ là ngài Thích Tịnh Khiết, sau này là đệ nhất Pháp Chủ của Phật Giáo Việt Nam. Ba năm sau, ông được thọ đại giới Tỳ Kheo, với pháp tự Minh Châu và pháp hiệu Viên Dung. Từ đây Đại Đức Thích Minh Châu đi giảng pháp ở nhiều nơi, làm chủ bút tạp chí Vạn Hạnh (rồi đổi thành Tư Tưởng), rồi hiệu trưởng Trung học (Phật giáo) Bồ Đề 2.
12 năm du học ở Tích Lan và Ấn Độ
Trong khi nghiên cứu về kinh tạng, thấy những chữ, những tên chuyển dịch từ tiếng Pali, Sanscrit sang tiếng Việt có nhiều khó khăn, không đồng nhất, ông có ý định tìm hiểu vấn đề này và đi du dọc. Năm 1952 Đại Đức du học ở Tích Lan (Sri Lanka), vừa học tiếng Anh, tiếng Pali, vừa học giới luật, Giáo Pháp và tự rèn luyện thành một tỳ kheo theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (PGNT) của Tích Lan. Từ đó cho đến cuối đời ông vẫn giữ chiếc áo vàng Nguyên Thủy.
Những năm 50 là bắt đầu thời kỳ phục hưng Phật Giáo ở Tích Lan, với sự hiện nhiều kinh sách Phật giáo, nhiều trường sở, nhiều vị hòa thượng uyên thâm, nhiều học giả lỗi lạc. Và học giả phương Tây, người Đức, người Anh đến đây cầu học. Tích Lan là nơi xuất phát tổ chức truyền bá kinh tạng Pali bằng tiếng Anh là Pali Text Society… Những sự kiện này có lẻ đã nung nấu ước vọng dịch và phổ biến Tam Tạng Kinh gốc Pali, ra tiếng Việt và mở những trường Phật Giáo cho đại chúng của Đại Đức Minh Châu 3.
Thử nghĩ rộng hơn
Để thực hành
tâm xả, ta phải nhận ra được sự thích thú hay ghét bỏ ở chính mình, trước khi
chúng ta chấp nhận hay phủ nhận nó. Chúng ta rèn luyện để giữ được trạng thái
nhẹ nhàng và sử dụng những thành kiến của mình như là bước đệm để kết nối với sự
bối rối ở người khác. Cảm xúc mạnh mẽ sẽ có ích trong trường hợp này. Bất cứ điều
gì xảy ra, dù nó có tệ thế nào đi nữa, nó cũng có thể được sử dụng để mở rộng
tình thân của mình với người, những người cùng chịu đựng sân hận hay tham lam
như ta - những người, giống như ta, cùng bị kẹt trong niềm hi vọng và sự sợ
hãi. Đây là cách chúng ta nhận ra rằng mọi người đều cùng đi trên một con thuyền.
Tất cả chúng ta đều rất cần sự hiểu biết sâu sắc về điều đưa đến hạnh phúc và
điều dẫn đến khổ đau.
Chúng ta rất dễ
dàng liên tục rơi vào trạng thái tức giận và phẫn nộ, thậm chí sau nhiều năm
rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta có thể tiếp xúc được với tính hư ảo của tâm sân giận
hay bất cứ điều gì, thì một cái nhìn rộng lớn hơn sẽ xuất hiện. Ngay trong giây
phút ta chọn an trú theo các năng lượng tâm sinh khởi chứ không thể hiện nó ra
hay đàn áp nó, ta đang thực hành tâm xả, đang tập một cách nghĩ lớn hơn là chỉ
có biết đúng và sai. Đây là cách mà bốn tâm vô lượng – từ, bi, hỷ, xả phát triển,
từ giới hạn thành vô hạn hay vô lượng: chúng ta thực tập nắm bắt tâm cố chấp của
mình và cố gắng hết sức để làm cho tâm mình mềm mỏng hơn. Bằng cách làm dịu tâm
như vậy, mọi rào cản đều biến mất.
PEMA CHODRON
THUỶ DUNG DỊCH
Cái nhìn
Thích Chơn Thiện
I. Khái quát:
Nhìn là cái gì rất quen thuộc với chúng ta, mà cũng rất là xa lạ. Cái gần nhất lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như một dòng thác lũ nhận chìm con người vào phiền não. Có lúc nó khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật dấu kín những bí mật của cuộc đời. Nó gây kinh ngạc và chính nó là sự kinh ngạc.
Thông thường nhìn là mắt nhìn với sự có mặt của ý thức, hay nói là tâm nhìn sự vật qua mắt. Tương tự, tâm nhìn sự vật qua tai, mũi, lưỡi, thân và ý căn.
Nói đến nhìn là nói đến nội dung của cái thấy và tác dụng của cái thấy. Tác dụng này tác động đến người nhìn, vật bị nhìn và lan rộng ra ngoài như một làn sóng. Hầu như thế giới ta đang sống chỉ là hiện hữu của cái nhìn, mà không phải là thế giới chính nó.
II. Những cái nhìn quen thuộc:
Cái nhìn chụp phủ lên sự vật những gì của nó, và nó mãi mãi chỉ thấy sự vật bị chụp phủ, mà không phải là thấy sự vật như thật. Chẳng hạn:
- Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai. -- (Ca dao)
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai. -- (Ca dao)
Cái nhìn ca dao này chở theo nó một tâm trạng trông chờ một đối tượng có chiều vô vọng.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. -- (Ca dao)
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. -- (Ca dao)
Cái nhìn này thì chuyên chở một nổi niềm nhớ nhung...
- Nguyễn Du qua truyện Kim Vân Kiều, nhìn xã hội Việt Nam ly loạn của thế kỷ 18 với cái nhìn thông thái mà ngậm ngùi:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
- Ôn Như Hầu, với Cung Oán Ngâm Khúc, đã nhìn xã hội với tâm trạng nghe trớ trêu, tức tưởi:
"Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào".
Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào".
-Vạn Hạnh Thiền sư (đời Lý) thì nhìn như thật cuộc đời là vô thường, mỏng manh, với thái độ thanh thản, tự tại:
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô"
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô"
Tạm dịch:
Thân như bóng chớp có rồi không
Cỏ cây xuân tươi thu lại khô
Tùy vận thịnh, suy lòng không sợ
Thịnh, suy đầu cỏ hạt sương phô.
Cỏ cây xuân tươi thu lại khô
Tùy vận thịnh, suy lòng không sợ
Thịnh, suy đầu cỏ hạt sương phô.
-Vua Trần Nhân Tôn, Ðiều Ngự Giác Hoàng, đã thể nghiệm sâu xa giải thoát giữa trần ai, cái nhìn trở nên rất tự nhiên và rất thiền:
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".
Tạm dịch:
"Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Hể đói thì ăn mệt nghỉ liền
Trong nhà có ngọc đừng chạy kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".
Hể đói thì ăn mệt nghỉ liền
Trong nhà có ngọc đừng chạy kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền".
Mỗi cái nhìn cuộc đời chuyên chở một nội dung khác nhau, tùy theo điều kiện, khả năng và vị trí của người nhìn.
Subscribe to:
Posts (Atom)